Là một nhà thiết kế, cảm hứng có thể xuất phát từ những điều xung quanh bạn. Bạn có thể đến thăm một đất nước mới và tìm hiểu những phong cách thiết kế độc đáo. Sau đó, bạn có thể thấy mình đang bắt chước các nghệ sĩ đứng sau các tác phẩm đó. Không có gì tồn tại một cách tự nhiên, kể cả là tác phẩm của bạn. Tuy nhiên, có một ranh giới giữa việc lấy cảm hứng từ một tác phẩm khác và ăn cắp ý tưởng đó. Đây được gọi là vi phạm bản quyền.
Nếu là một nhà thiết kế đồ họa, bạn phải biết chính xác đâu là ranh giới giữa việc được truyền cảm hứng và sao chép phổ thông. Một lĩnh vực khác mà ranh giới sẽ trở nên mờ nhạt là các tác phẩm đạo nhái. Những tác phẩm đạo nhái rất thú vị, chúng hài hước. Thông thường, các nhà thiết kế tạo ra để tôn vin những tác phẩm họ hứng thú. Nhưng ngay cả những bản đạo nhái với mục đích tốt cũng có thể vi phạm bản quyền. Tất nhiên, bạn cũng sẽ gặp nhiều rắc rối pháp lý.
Trước khi tìm hiểu khi nào và bằng cách nào bạn có thể tạo cảm hứng hoặc sao chép thiết kế khác, hãy thử xem qua một số thuật ngữ cần hiểu.
Sở hữu trí tuệ
Bất cứ thứ gì nguyên bản do bất cứ ai tạo ra đều là tài sản trí tuệ của người đó và được pháp luật bảo vệ. Điều này có nghĩa là khi bạn vẽ ra một bức tranh, viết một bài hát, phát mình ra một vật liệu, thiết kế một nhân vật, hoặc đặt tên, tác phẩm của bạn là tài sản trí tuệ của bạn cho đến khi bạn bán bản quyền sở hữu của mình cho người khác. Ngoại lệ duy nhất cho điều này là với một thỏa thuận làm việc thuê. Khi là nhân viên toàn thời gian, các thiết kế của bạn tạo ra như một phần công việc sẽ trở thành tài sản của người thuê, chứ không phải của bạn.
Khi một thứ là tài sản của bạn, bạn có thể sử dụng, thay đổi và thu lợi từ nó. Bạn cũng có quyền cấp phép công việc của bạn cho người khác theo quyết định cá nhân. Nói một cách dễ hiểu, nếu bạn viết một cuốn tiểu thuyết về một nhân vật có tên là “Myranne the Goat”, một tác giả khác sẽ không thể viết phần tiếp theo mang tựa đề như “Myranne the Goat and the Candy”, trừ trường hợp bạn cấp phép nhân vật cho họ.
Sở hữu trí tuệ được bảo vệ hợp pháp theo 4 cách:
- Bản quyền: Thường được sử dụng cho các tác phẩm văn học nghệ thuật
- Bằng sáng chế: Được sử dụng để bảo vệ các cải tiến, phát minh và giải pháp kỹ thuật mới trước những khó khăn hiện có.
- Nhãn hiệu: Nhãn hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hoá và dịch vụ của các công ty cá nhân với hàng hoá và dịch vụ của các công ty khác cung cấp. Khẩu hiệu, linh vật, tên công ty và các phần khác của thương hiệu được bảo hộ bằng nhãn hiệu.
- Bí mật thương mại: Các chiến lược và phương pháp kinh doanh cụ thể có thể trở thành tài sản trí tuệ được bảo hộ hợp pháp theo Đạo luật Bí mật Thương mại.
Sử dụng hợp lý
Lý thuyết về sử dụng hợp lý là trường hợp ngoại lệ trong Đạo luật Bản quyền. Nó quy định về việc sử dụng các tác phẩm có bản quyền mà không được phép của tác giả. Một số trường hợp hạn chế là hành vi hợp pháp như:
- Các công trình học thuật: Bạn có thể tham khảo các tác phẩm có bản quyền trong các bài báo đại học hoặc các tác phẩm học thuật đã xuất bản. Tuy nhiên, bạn không thể xác nhận tác phẩm có bản quyền là của riêng mình.
- Báo cáo tin tức: Nếu bạn đang báo cáo tin tức và một phần tác phẩm có bản quyền liên quan đến câu chuyện của bạn, bạn có thể đề cập đến nó mà không lo vi phạm bản quyền. Điều này bao gồm các trích dẫn từ các bài báo tin tức khác vi phạm câu chuyện của bạn
- Phê bình: Cũng giống như một bài phê bình học thuật hoặc một mẩu tin tức, bạn có thể đề cập đến các tác phẩm có bản quyền trong bài phê bình đã xuất bản của mình. Nhà phê bình sách, có ai không?
- Giảng dạy: Đôi khi, làm việc với những thứ hiện có là cách học hiệu quả nhất. Có thể thiết kế áp phích phim cho The Outsiders hoặc viết một chương mới của Catcher in the Rye là một phần trong kế hoạch bài học mà bạn thiết kế cho học sinh của mình. Đó là những cách sử dụng được chấp nhận theo học thuyết sử dụng hợp lý.
Biến đổi tác phẩm.
Đây là khác biệt chính giữa sử dụng hợp pháp và vi phạm bản quyền. Một tác phẩm phái sinh chỉ đơn giản sử dụng tên, khái niệm, nhân vật và ý tưởng có bản quyền không phải là một tác phẩm nhại, mà là một tác phẩm lấy chúng và vặn chúng theo cách khiến người tiêu dùng hiểu được mới về tác phẩm gốc thực sự là tác phẩm nhại. Đôi khi, bạn sẽ bật cười trước cách bản nhại chế giễu bản gốc.
Tuy nhiên, bản chất biến đổi của tác phẩm không phải là yếu tố duy nhất ngăn cách giữa sử dụng hợp pháp và vi phạm bản quyền. Mỗi trường hợp vi phạm bị cáo buộc đều sẽ bị xét sử. Khi tòa án đưa ra một trường hợp cụ thể, tòa sẽ xem xét tất cả để xác định xem vi phạm bản quyền có thực sự xảy ra hay không?
Ai sở hữu quyền đối với tác phẩm nghệ thuật?
Giả sử bạn tạo ra một thứ gì đó nguyên bản và bạn muốn bán lại cho khách hàng. Vậy ai sẽ sở hữu bản quyền sau đó? Trừ khi khách hàng là người sử dụng lao động toàn thời gian, điều này phụ thuộc vào quyền quyết định liệu bạn có ký cam kết bán quyền sở hữu cho họ hay không. Nếu là một nhà thiết kê tự do, bạn là người sở hữu cho mọ sản phẩm bạn tạo ra. Bạn có toàn quyền kiểm soát cách tác phẩm được tái tạo. Tất nhiên, bạn được sử dụng cho mục đích thương mại cá nhân.
Tuy nhiên, khi bàn giao bán tác phẩm cho người khác, điều quan trọng là bạn đồng ý ký giao cho khách hàng những quyền nào. Bạn sẽ cần chú ý tới việc chỉ định cho khách hàng quyền sử dụng, tái suất bản, hiển thị hoặc điều chỉnh tác phẩm hay không.
Nâng cao cảnh giác
Biết ai là người sở hữu các quyền nào và cách sử dụng thiết kế đó là rất quan trọng. Nếu bạn không chắc về việc một ý tưởng thiết kế là sử dụng hợp pháp hay có thể bị vi phạm bản quyền, hãy sử dụng nó một cách an toàn và tránh sử dụng thiết kế đó. Bạn có thể có nhận lại những lời chỉ trích, xúc phạm khi vi phạm bản quyền của ai đó. Nhưng khi xuất bản và bán các thiết kế, bạn cần biết rõ những gì bạn có thể và không thể làm một cách hợp pháp.
Là một chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn nên có mối quan hệ với một luật sư mà bạn có thể tìm đến để được tư vấn về các vấn đề giống như vấn đề này. Loại lời khuyên này là một trong những khoản đầu tư có giá trị nhất mà bạn có thể thực hiện trong công việc kinh doanh của mình.
Để có thể bảo vệ tốt nhất các sản phẩm trí tuệ trước hành vi vi phạm bản quyền, các nhà thiết kế cần phải đăng ký bản quyền cho các tác phẩm đó. Thông qua đây, tác phẩm sẽ được bảo hộ lâu dài.
Đọc thêm các bài viết về vi phạm bản quyền tại đây.