Một trong những công nghệ phổ biến trong những năm gần đây là mạng thần kinh và các tác phẩm tạo nên từ mạng lưới thần kinh AI có sự tham gia chủ lực từ AI. Những tác phẩm này được tạo nên có phần cấu thành rất lớn từ AI, tương tự như khả năng thu thập và paraphrase của Chat GPT trong việc tạo ra các sản phẩm văn học. Vậy, đối với những tác phẩm tạo nên bởi mạng lưới thần kinh AI thì quyền tác giả sẽ thuộc về ai?
Với sự phát triển của công nghệ khoa học kĩ thuật hiện đại thế hệ mới này, rõ ràng là chúng có thể giải quyết các vấn đề phức tạp, bao gồm cả các nhiệm vụ sáng tạo mà trước đây chỉ một con người, thể nhân, cá nhân sống mới có thể thực hiện.
Sự tài hoa của mạng lưới thần kinh AI
Năm 1824, Ludwig van Beethoven bắt đầu viết bản giao hưởng số 10 của mình, nhưng ông qua đời ba năm sau đó, để lại tác phẩm dang dở và trở thành niềm nuối tiếc của vô số học giả, thiên tài âm nhạc muốn tiếp nối công việc của ông, tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh trong 2 thế kỉ sau đó.
197 năm sau, vào cuối năm 2021, nỗ lực của vô vàn vĩ nhân xuyên suốt lịch sử âm nhạc thế giới đã được thực hiện thành công bởi một mạng lưới thần kinh AI, hoàn thiện tác phẩm dang dở của Beethoven.
Ngoài việc viết các bản giao hưởng, các mạng lưới thần kinh hiện có còn có thể tạo ra các đối tượng khác. Nổi bật trong ngành đồ họa là hệ thống mạng thần kinh Midjourney với khả năng tạo ra các bức ảnh sắc nét, đỉnh cao với đồ họa sống động, chỉ cần các câu lệnh đơn giản của người sử dụng.
Một số mạng lưới thần kinh AI nổi tiếng khác bao gồm:
- GPT (Generative Pre-trained Transformer): GPT là một mô hình học sâu dựa trên Transformer được đào tạo trước trên lượng lớn dữ liệu từ Internet. GPT đã được sử dụng trong nhiều ứng dụng như tạo ra văn bản tự động, tạo chú thích hình ảnh và thậm chí tạo nội dung âm nhạc.
- AlexNet: AlexNet là một mạng lưới thần kinh tích chập nổi tiếng đạt được thành công đầu tiên trong cuộc thi ImageNet Large Scale Visual Recognition Challenge (ILSVRC) năm 2012. AlexNet đã mở đường cho sự phát triển của các mô hình CNN sau này và đã ứng dụng rộng rãi trong xử lý hình ảnh.
- VGG (Visual Geometry Group): VGG là một mạng lưới thần kinh tích chập có kiến trúc sâu và đơn giản. VGG đã đạt thành tích tốt trong ILSVRC năm 2014 và đã trở thành một trong những mô hình quan trọng trong xử lý hình ảnh. VGG có kiến trúc đồng nhất và có thể được áp dụng trong nhiều tác vụ như phân loại hình ảnh và phân đoạn ảnh.
- ResNet (Residual Neural Network): ResNet là một kiến trúc mạng lưới thần kinh tích chập sâu với sự đóng góp quan trọng là các khối tồn tại (residual blocks). ResNet đã giải quyết vấn đề vanishing gradient và giúp đào tạo được các mạng lưới sâu hơn. ResNet đã đạt kết quả ấn tượng trong ILSVRC năm 2015 và đã trở thành một trong những kiến trúc quan trọng trong xử lý hình ảnh.
- LSTM (Long Short-Term Memory): LSTM là một loại mạng lưới thần kinh tái tạo (RNN) có khả năng xử lý thông tin dài hạn phụ thuộc vào ngữ cảnh trước đó. LSTM đã giúp giải quyết vấn đề mất mát thông tin trong RNN và đã được sử dụng trong nhiều ứng dụng như dịch máy, nhận dạng giọng nói và sinh văn bản tự động.
Quyền tác giả đối với tác phẩm tạo nên bởi mạng lưới thần kinh AI
Hiện tại, pháp luật của hầu hết quốc gia đều không có quy định cụ thể nào về các sản phẩm tạo nên bởi các đối tượng AI, đặc biệt trong lĩnh vực thẩm định pháp lý.
Trong tương lai, với sự xuất hiện và phổ biến của các mạng lưới thần kinh như Midjourney và Chat GPT thì việc hoàn thiện các quy định pháp luật cụ thể là tất yếu. Tuy nhiên, quá trình này sẽ tốn thời gian và đến giai đoạn quốc tế hóa các quy định sẽ còn tốn nhiều thời gian hơn nữa so với quá trình nội luật hóa luật trong một quốc gia.
Quy định về bảo hộ pháp lý các đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm cả các đối tượng quyền tác giả, có tính chất lãnh thổ. Điều này nghĩa là chúng phát sinh liên quan đến luật pháp của một quốc gia cụ thể khi quốc gia đó không tham gia hay có cam kết nào đối với các Hiệp định Sở hữu trí tuệ quốc tế.
Trong hầu hết các bộ luật hiện hành, tiêu chí liệu đối tượng có được bảo hộ pháp lý như một tác phẩm hay không phụ thuộc vào bản chất sáng tạo trong tác phẩm của tác giả.
Tại Nga, các sản phẩm sáng tạo được tạo nên bởi một cá nhân, thể nhân có chứng minh rõ ràng thì cá nhân, thể nhân đó sẽ được chứng nhận là tác giả sở hữu quyền tác giả đối với hoạt động sáng tạo trí tuệ đó.
Do đó, tiêu chí chính để công nhận kết quả của hoạt động trí tuệ là đối tượng của quyền tác giả là bản chất sáng tạo của tác phẩm của người tạo ra nó. Chỉ một cá nhân có thể là tác giả của một tác phẩm. Một tiêu chí khác là sự thể hiện của một tác phẩm ở dạng khách quan.
Qua đó, ai sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả đối với sản phẩm tạo nên bởi mạng lưới thần kinh Midjourney và các ứng dụng, phần mềm mạng lưới thần kinh AI khác?
Về bài toán này, nhiều chuyên gia quốc tế đã trình bày một quan điểm đáng chú ý rằng khi xác định tính chất sáng tạo trong tác phẩm của tác giả, có thể phân thành hai cách tiếp cận là chủ quan và khách quan.
Cách tiếp cận chủ quan nằm ở chỗ, đóng góp sáng tạo của tác giả trong việc tạo ra tác phẩm phản ánh chính cá tính của người tạo ra nó, phong cách độc quyền của họ qua đó tạo nên nét riêng không thể sao chép, xóa mờ.
Cách tiếp cận khách quan không tập trung sự chú ý vào sự thể hiện cá tính của người sáng tạo trong tác phẩm, mà tập trung vào tính mới, tính độc đáo của nó, sự xuất hiện của nó trên thị trường.
Tại Nga, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả có thiên hướng nghiêng về phương pháp tiếp cận chủ quan hơn, tức tính sáng tạo, đặc trưng theo cá tính của người sáng tạo chiếm nhân tố quan trọng hơn so với các nhân tố khác.
Nếu xét theo hướng này và giả định chia chủ sở hữu sản phẩm mạng lưới thần kinh AI tạo nên thuộc về người/công ty viết nên phần mềm mạng lưới thần kinh AI hoặc người nhập lệnh tạo nên sản phẩm đó thì:
- Người tạo ra mạng lưới thần kinh sẽ không phải chủ sở hữu sản phẩm tạo nên vì đóng góp của họ nằm ở việc tạo ra các thuật toán/mã trên cơ sở đó để mạng lưới thần kinh AI tự vận hành và vẽ hình, tổng hợp thông tin theo yêu cầu của người dùng. Nhiều trường hợp như Chat GPT thì phần mềm chỉ có công dụng tổng hợp, paraphrase nên người tạo nên phần mềm không thể là chủ sở hữu sản phẩm vì họ có công tạo phần mềm nhưng không có bất kì cá tính nào hiện hữu trong sản phẩm được tạo nên.
- Người dùng mạng lưới thần kinh, nhập lệnh để phần mềm tạo nên sản phẩm cũng không phải là đối tượng tạo nên sản phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả đối với sản phẩm được tạo nên bởi vì họ không có bất kì đóng góp sáng tạo nào đối với sản phẩm được tạo nên. Các bức tranh, đoạn văn được tạo nên cũng không thể hiện bất kì cá tính nào của người nhập lệnh tạo nên nó.
Qua đó, mạng lưới thần kinh AI tại nhiều quốc gia vẫn chưa có quy định rõ ràng nào về việc phân xử quyền tác giả, tác giả đối với sản phẩm nó tạo nên.
Xem xét các quyết định của nhiều cơ quan thực thi pháp luật ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Đức thì các tòa án tại các quốc gia này cũng cho rằng không có quyền tác giả đối với các đối tượng đó khi chưa có luật pháp quy định cụ thể.
Thực chất, tại nhiều quốc gia thì luật đã có quy định cụ thể nhưng theo hướng ngược lại, ví dụ tại Australia và nhiều quốc gia khác tuyệt không công nhận nhà sáng chế hay các đối tượng tác giả khác là các loại phần mềm, mạng lưới thần kinh AI,… điển hình trong vụ tranh chấp công nhận AI DABUS là nhà sáng chế tại nhiều tòa án Australia bởi tiến sĩ Thaler (Trong một cập nhật mới tháng 4 năm 2023 thì Hoa Kỳ đã tiếp tục trở thành một trong các quốc gia không công nhận AI là nhà sáng chế).
Dẫu vậy, trong phạm vi quyền tác giả thì nếu một cá nhân sử dụng mạng lưới thần kinh có chọn lọc để hỗ trợ khả năng tổng hợp, sáng tạo của bản thân cá nhân đó thì tác phẩm hoàn toàn tạo nên bởi phần mềm mạng lưới thần kinh vẫn có thể được công nhận là sản phẩm của tác giả đó.
Điển hình ở việc bà Kris Kashtanova – một họa sĩ thế hệ mới tận dụng tối đa phần mềm mạng lưới thần kinh AI, đã đăng ký quyền tác giả bộ truyện tranh tạo nên từ những hình ảnh được tạo trong Midjourney với USPTO vì bà đã tạo nên một khung truyện với nội dung, mạch lạc, sự phát triển hợp lý từ các hình ảnh đó, “được hỗ trợ bởi AI nhưng không được tạo nên hoàn toàn bởi AI”.
Ban đầu, USPTO đã cấp đăng ký cho bà Kris, chứng nhận rằng đây là lần đầu tiên một sản phẩm hoàn toàn do AI tạo nên được đăng ký quyền tác giả tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau đó USPTO đã đảo ngược quyết định của mình với lí do rằng không nhận được thông tin sản phẩm này được tạo nên từ Midjourney. Sau đó, Kris thông báo rằng Midjourney đã đưa ra đề nghị hỗ trợ bà kháng cáo lại quyết định của USPTO.
Tuy nhiên, vụ việc này đã tạo nên một vấn đề đáng báo động, không chỉ trong phương thức giải quyết và cấp đăng ký quyền tác giả của USPTO mà thực trạng rằng nếu một tác giả như Kris không chủ động công khai thông tin rằng tác phẩm của bà được tạo nên bởi mạng lưới thần kinh AI thì liệu USPTO sẽ không nhận thức, phản đối, và tiếp tục cấp đăng ký như thường?