Bom hạt nhân là một vật thể nhân tạo được tạo nên trong những năm tháng chiến tranh, minh chứng cho một trong những sức hủy diệt khủng bố nhất của thế giới, đỉnh cao của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, nếu nó đã là nhân tạo chứng tỏ rằng có ai đó đã sáng tạo nên bom hạt nhân. Vậy, ai là người sáng tạo nên bom hạt nhân? Nếu được sáng tạo thì liệu bom hạt nhân có từng được đăng ký sáng chế không?

Bản chất của bom hạt nhân là sự phân hạch. Phản ứng phân hạch là phản ứng được phát hiện trước sự ra đời của bom hạt nhân.

Sự phân hạch hạt nhân của các nguyên tố nặng được Otto Hahn và trợ lý Fritz Strassmann của ông phát hiện vào ngày 17 tháng 12 năm 1938. Theo đó, đây là phát minh chứ không phải sáng chế.

Phản ứng phân hạch là một hiện tượng của tự nhiên. Tương tự như electron, trọng lực hay các yếu tố khác của tự nhiên, phản ứng này đã tồn tại trong thiên nhiên, tự nhiên từ trước và đến khi nó được phát hiện, người phát hiện sẽ được coi là phát minh ra phản ứng đó.

Bom nguyên tử có bản chất là phản ứng phân hạch. Tuy nhiên, để tạo nên được một vũ khí hủy diệt cao như vậy, liệu trưởng dự án bom hạt nhân – ông Leo Szilard có công lao quan trọng về việc thay đổi bản chất của một phản ứng phân hạch không?

Thực tế, ông Szilard đã có ý tưởng về việc chế tạo một nguyên mẫu bom dựa trên sự bùng nổ, giải phóng năng lượng nguyên tử 6 năm trước khi phản ứng phân hạch chính thức được phát minh, trong những năm 1932.

đăng ký sáng chế cho bom hạt nhân, đăng ký sáng chế cho bom nguyên tử, sáng chế bom hạt nhân, bom hạt nhân,
Đăng ký sáng chế cho bom hạt nhân

Theo đó, ngày 4 tháng 7 năm 1934, Leo Szilard đã nộp đơn xin đăng ký sáng chế cho bom nguyên tử, hay chính xác hơn là cho lò phản ứng phân hạch hạt nhân. Trong đơn đăng ký của mình, Szilard đã mô tả khái niệm cơ bản về việc sử dụng phản ứng dây chuyền cảm ứng neutron để tạo ra vụ nổ.

Năm 1936, ông được cấp bằng sáng chế.

Cuối năm 1939, Leo Szilard đã viết thư (Szilard-Einstein letter) và cuối thư có chữ ký của Albert Einstein gửi cho tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Franklin D. Roosevelt cảnh báo về nguy cơ Đức Phát xít có khả năng đang sản xuất vũ khí hạt nhân. Trong thư, họ khuyên rằng Hoa Kỳ cần đi trước trong cuộc chiến hạt nhân và qua đó, Dự án Manhattan chế tạo bom nguyên tử được chính thức tiến hành.

Sáng chế bom hạt nhân

Về sáng chế của mình, Szilard cho biết rằng ông không đăng ký sáng chế cho mục đích cá nhân, bảo vệ quyền lợi của mình hay kiếm lợi từ nó.

Ông làm vậy là để nỗ lực ngăn ngừa các công ty khác hoặc các quốc gia khác trên thế giới sử dụng ý tưởng để tạo nên các vũ khí chiến tranh. Tuy nhiên, bản chất của việc đăng ký sáng chế là công khai nội dung của sáng chế cho toàn thể thế giới biết. Theo đó, hiểu được một bộ luật ở một quốc gia sẽ không thể nào có giá trị hiệu lực trên toàn thể thế giới, đặc biệt đối với những tổ chức có tính chất thù địch, Szilard đã trì hoãn thời gian công bố sáng chế.

Theo mục 30 của Đạo luật Sáng chế và Thiết kế (1907, Vương quốc Anh), Szilard có thể chuyển nhượng bằng sáng chế cho Bộ Hải quân Anh để đảm bảo tính bí mật của nó. Do đó, bằng sáng chế của ông đã không được công bố cho đến năm 1949 khi các phần liên quan của Đạo luật Sáng chế và Thiết kế năm 1907 bị bãi bỏ bởi Đạo luật Sáng chế năm 1949 của Vương quốc Anh.