Mới đây, công ty META với 12 năm tuổi đã đệ đơn lên tòa án liên bang Mỹ kiện công ty từng được biết đến với cái tên Facebook vì đã đổi tên trùng với tên của họ. META cũng là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thực tế ảo và mô phỏng trải nghiệm nhập vai cho người dùng. Theo đó, META cáo buộc Facebook đã thực hiện hành vi vi phạm nhãn hiệu, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và gây thiệt hại cho công ty. Ngoài ra, META cũng cho rằng Facebook đã tuyển dụng các nhà phát triển từng hợp tác phát triển những trải nghiệm nhập vai cùng họ với mục đích thu hút một số khách hàng quan trọng của META.

Facebook vướng vào cáo buộc vi phạm nhãn hiệu.

Facebook lại bị kiện với cáo buộc vi phạm nhãn hiệu

META vốn là bên sử dụng công nghệ này trước nhưng lại bất chợt bị cạnh tranh cả về thị trường kinh doanh lẫn số lượng khách hàng. Điều này đã gây ra những tổn hại không thể đền bù và khắc phục cho hoạt động kinh doanh của công ty này. META không còn khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ dưới nhãn hiệu của họ nữa bởi người tiêu dùng có thể lầm tưởng những hàng hóa và dịch vụ của họ có nguồn gốc từ Facebook. Ngoài ra, META cũng tuyên bố rằng Facebook đã từng tiếp cận với công ty này từ 2017 để bàn về khả năng hợp tác trong các dự án về trải nghiệm nhập vai. Nói cách khác, Facebook đã quyết định trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của META, ngay cả khi họ đã có đầy đủ nhận thức về sự tồn tại và lĩnh vực hoạt động của công ty này cũng như những danh tiếng mà công ty này gây dựng được với nhãn hiệu META.

Vụ kiện này còn liên quan đến yếu tố “nhầm lẫn ngược” (reverse confusion), trong đó nguyên đơn là bên sử dụng của nhãn hiệu đầu tiên (bên sử dụng nhãn hiệu trước) nhưng không nổi tiếng như bị đơn hay bên sử dụng nhãn hiệu sau này. “Nhầm lẫn ngược” xảy ra khi bên sử dụng nhãn hiệu sau với thông tin và tiềm lực kinh tế lớn hơn đáng kể, gây bão hòa thị trường bằng cách quảng bá một nhãn hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn, chiếm lĩnh thị trường và giá trị của nhãn hiệu của bên sử dụng nhãn hiệu đầu tiên. Điều này giống như việc một tập đoàn lớn tuyên bố sẽ chiếm hữu nhãn hiệu của công ty khác để phục vụ mục đích kinh doanh, ngay cả khi họ đã sở hữu nhãn hiệu này từ trước.

Trừ trường hợp nhãn hiệu của bên sử dụng nhãn hiệu đầu tiên có khả năng phân biệt rõ ràng như những nhãn hiệu đặc biệt và không theo khuôn khổ, và đồng thời nhãn hiệu của bên sử dụng nhãn hiệu sau mạnh về mặt thương mại, hay được người tiêu dùng biết đến rộng rãi nhờ quá trình tiếp thị, ưu đãi và quảng cáo hàng hóa với nhãn hiệu – thì tòa án không có khả năng để duy trì khiếu nại nhầm lẫn ngược.

Trong trường hợp này, vì META hay bên sử dụng nhãn hiệu đầu tiên, sở hữu một nhãn hiệu đặc biệt vì “Meta” biểu thị một thông điệp gián tiếp đề cập đến chính dịch vụ hoặc các quy ước về loại dịch vụ hay thể hiện ý tưởng của công ty. Mặt khác, Facebook – người bên sử dụng nhãn hiệu sau, rất mạnh về thương mại và được biết đến rộng rãi nhờ các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Vì vậy, có khả năng cao là tòa án sẽ duy trì các khiếu nại về nhầm lẫn ngược.

Để tránh bị vướng vào vụ kiện như trên, Facebook đã có thể sử dụng các kí hiệu đặc biệt hay không có ý nghĩa. Kí hiệu đặc biệt là những nhãn hiệu có khả năng phân biệt cao nhất, bởi người tiêu dùng sẽ chỉ có thể liên kết nhãn hiệu này với vai trò là công cụ xác định nguồn gốc của sản phẩm. Ngoài ra, chủ sở hữu của nhãn hiệu có nhiệm vụ kiểm soát các hành vi vi phạm nhãn hiệu trên thị trường, và việc kiểm soát các nhãn hiệu đặc biệt sẽ đơn giản hơn nhiều so với các loại nhãn hiệu khác. Hơn nữa, khả năng phát hiện ra việc sử dụng trái phép với loại nhãn hiệu này là rất thấp bởi chúng được tạo ra bởi trí tưởng tượng riêng của mỗi người.

Mọi cá nhân, tổ chức trước khi xây dựng một thương hiệu mới hay đổi tên thương hiệu nên tiến hành hoạt động tra cứu nhãn hiệu. Cụ thể hơn, họ nên thực hiện việc tra cứu pháp lý và nhận tư vấn pháp lý từ luật sư để đánh giá tất cả các rủi ro liên quan đến khả năng vi phạm nhãn hiệu khi sử dụng tên thương hiệu mới.

Việc nghiên cứu thị trường và nhãn hiệu cần được thực hiện kỹ lưỡng để đảm bảo rằng nhãn hiệu mà công ty đang xem xét sử dụng chưa được sử dụng bởi bất kỳ công ty hay tổ chức nào khác.

Cần xem xét kỹ lưỡng Cơ sở dữ liệu Nhãn hiệu. Trong trường hợp tìm thấy các nhãn hiệu tương tự, thì cần phải phân tích các đặc điểm có thể gây ra vi phạm như hình thức, âm thanh, bản chất, .v.v..

Cần kiểm tra khả năng phân biệt của nhãn hiệu vì khả năng phân biệt sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng nhãn hiệu bị xâm phạm.

Cuối cùng, cần đánh giá những nhầm lẫn tồn tại giữa người tiêu dùng liên quan đến nhãn hiệu được xem xét sử dụng.