Trong những năm qua, Cục SHTT Việt Nam không ngừng khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng cơ chế bảo hộ quyền SHTT ở thị trường nước ngoài chứ không chỉ tập trung vào thị trường nội địa. Cụ thể, theo Cục SHTT, các doanh nghiệp Việt Nam nên đầu tư nhiều hơn vào việc đăng ký bảo hộ các tài sản sở hữu trí tuệ của mình tại thị trường nước ngoài nơi sản phẩm của họ được xuất khẩu.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, đã nhận thức được những lợi ích của việc bảo hộ quyền SHTT. Tuy nhiên, so với số lượng các đơn đăng ký nội địa về bảo hộ quyền SHTT, số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền SHTT ở thị trường nước ngoài vẫn còn hạn chế.

Thiết lập sự bảo hộ ở thị trường nước ngoài là bước đầu tiên trong quá trình mở rộng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sau đó, với một nền tảng vững chắc và cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ, lúc đó các doanh nghiệp mới nên bắt đầu tiến hành chiến lược mở rộng của mình. Qua các bước chuẩn bị chi tiết, hợp lí, kĩ càng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể xây dựng và phát triển thương hiệu ở thị trường nước ngoài mà không phải lo sợ về việc một số doanh nghiệp khác ăn cắp/vi phạm/xâm phạm quyền của họ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ngay cả khi các doanh nghiệp không có kế hoạch mở rộng ra thị trường nước ngoài trong hiện tại thì ít nhất họ cũng nên thiết lập một số loại cơ chế bảo hộ quyền SHTT tại các thị trường mục tiêu tiềm năng của mình.

Nguyên nhân đằng sau việc thiếu chiến lược bảo vệ quyền SHTT của các doanh nghiệp Việt Nam

Có nhiều lý do đằng sau việc thiếu chiến lược bảo vệ quyền SHTT của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp có thể được tóm gọn trong 3 lý do chính sau:

Thiếu một kế hoạch bảo vệ quyền SHTT mang tính chiến lược và chủ động

Đã có nhiều trường hợp doanh nghiệp Việt Nam thiếu đầu tư vào việc bảo hộ quyền SHTT ở thị trường nước ngoài và phải chịu giá đắt, chẳng hạn như vụ cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc,… và gần đây nhất là vụ tranh chấp gạo ST25.

Qua nhiều thập kỷ ví dụ, chúng ta có thể mong đợi rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên, điều đó dường như không phải như vậy. Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn khá là bị động, phản ứng mang tính đối phó trong việc bảo vệ tài sản SHTT của mình ở nước ngoài. Điều này có nghĩa là họ chỉ thực hiện hành động khi thực sự có nguy cơ mất tài sản vào tay doanh nghiệp khác ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, phản ứng thụ động như vậy thường là đã quá muộn.

Nguyên nhân cốt lõi đằng sau hiện tượng này là do các doanh nghiệp Việt Nam vẫn coi quyền SHTT là một công cụ chứ không phải một quyền. Do đó, họ chưa thực sự nhận ra tầm quan trọng của quyền SHTT và chưa quan tâm đến việc phát triển các chính sách SHTT hoặc quản lý tài sản SHTT.

Sự khác biệt về luật pháp giữa các thị trường nước ngoài

Sự khác biệt về luật pháp giữa các thị trường nước ngoài có thể gây trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, mỗi quốc gia có bộ quy tắc và luật riêng, trong đó có luật SHTT. Theo đó, luật SHTT của Việt Nam không được chuyển giao và áp dụng tại các thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

Ví dụ, Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên nhưng New Zealand, Hoa Kỳ lại tuân theo nguyên tắc sử dụng đầu tiên. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thấy việc mở rộng sang các nước với bộ luật hoàn toàn khác nước mình là một việc rất rắc rối.

Sự khác biệt về luật pháp giữa các thị trường nước ngoài

Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và tất cả các doanh nghiệp nói chung cần tham khảo ý kiến ​​của một công ty luật SHTT nổi tiếng, uy tín để giúp đỡ họ trong những khó khăn liên quan đến SHTT mà họ có thể gặp phải trong quá trình mở rộng phát triển.

Chi phí bảo hộ quyền SHTT ở nước ngoài cao

Một trong những vấn đề chính, có lẽ là nguyên do chủ yếu nhất đằng sau việc doanh nghiệp thờ ơ với việc thiết lập cơ chế vững chắc để bảo hộ quyền SHTT nằm ở chi phí đăng ký bảo hộ quyền SHTT. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở quốc gia nào sẽ phụ thuộc vào mục tiêu thị trường của các doanh nghiệp.

Do vậy, ít có doanh nghiệp nào muốn bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để đăng ký và duy trì bảo hộ nhãn hiệu ở các thị trường mà họ ít quan tâm hoặc họ cảm thấy là doanh nghiệp của họ không đủ khả năng để mở rộng tiếp. Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa nên họ thấy việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam đã là một vấn đề hóc búa, cần phải suy tính nhiều chứ chưa cần nói đến việc bảo hộ ở thị trường ngoại.

Nguyên nhân đằng sau việc doanh nghiệp thiếu cơ chế bảo hộ quyền SHTT

Để giải quyết vấn đề này, trước hết các doanh nghiệp cần phải thay đổi quan điểm, nhận thức của mình về quyền SHTT. Thay vì nhìn vào quyền SHTT như một công cụ có cũng được mà không có cũng được, họ nên nhìn vào nó như một khoản đầu tư trong tương lai. Bởi lẽ, bất kì chủ doanh nghiệp nào đã khởi nghiệp đều mong muốn doanh nghiệp của mình có thể phát triển, kéo dài hàng chục năm, đánh ra tên tuổi trên thị trường nội địa và quốc tế.

Chính vì vậy, việc bảo hộ quyền SHTT sẽ trở thành một yếu tố cực kì cần thiết nếu như doanh nghiệp dự định mở rộng và phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các khán đài quốc tế khác. Nếu đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu cho doanh nghiệp của mình thì nghĩa là chủ doanh nghiệp có thể trụ lại được ở thị trường. Ngược lại, nếu để thương hiệu lọt vào tay kẻ xấu nghĩa là chủ doanh nghiệp sẽ đối mặt với khả năng không những không còn thị trường mà còn bị rủi ro bị kiện tụng, tranh chấp kéo dài và tốn kém.

Bên cạnh đó, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu còn là điều cần thiết để đảm bảo uy tín của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thể bảo vệ được nhãn hiệu, để các bên khác lợi dụng tên tuổi của mình và kinh doanh những mặt hàng giả mạo, kém chất lượng trên thị trường, người tiêu dùng sẽ dần mất đi niềm tin vào thương hiệu của doanh nghiệp.

Cần làm gì để khắc phục tình trạng này

Bởi vì các doanh nghiệp dựa vào danh tiếng của mình để thu hút khách hàng mới và phát triển kinh doanh, một thương hiệu mạnh có thể là một trong những tài sản quý giá nhất của họ. Do đó, việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng đối với bất kỳ dự án kinh doanh nào khi thâm nhập thị trường nước ngoài với các nền văn hóa, nhu cầu và quy tắc khác nhau. Chính thức xác lập quyền SHTT ở thị trường nước ngoài có thể là bước đầu tiên trong việc gia nhập một thị trường mới.

Việc xây dựng thương hiệu không chỉ giới hạn ở các tập đoàn lớn. Ngay cả các công ty vừa và nhỏ (SME) cũng nên tham gia vào việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu không chỉ trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế. Trước tiên, để không lãng phí nguồn lực đầu tư vào các tài sản không có triển vọng cao, các doanh nghiệp nên xác định xem tài sản nào là xứng đáng đầu tư, phát triển – cho dù là bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu, thiết kế,… tại Việt Nam và bất kỳ thị trường tiềm năng nào ở nước ngoài.

Sau khi đã xác định xong, doanh nghiệp không nên tiếc vài khoản chi phí nhỏ lẻ mà nên nhìn nhận việc bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu của mình như một khoản đầu tư mà có thể thu lợi cho doanh nghiệp trong tương lai, ngắn thì vài tháng vài năm, lâu thì vài chục năm nhưng chắc chắn là có một ngày, chủ doanh nghiệp sẽ cảm thấy may mắn rằng khi xưa mình đã đưa ra quyết định đầu tư này.