Mới đây, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 39/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00126 cho sản phẩm chè vằng “Quảng Trị”. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Chè vằng “Quảng Trị”

Chè Vằng “Quảng Trị” là một loại chè nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Đây là một trong những loại chè có giá trị kinh tế cao của vùng đất này.

Chè Vằng Quảng Trị được trồng trên các vùng đất độ cao từ 300 – 700m so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ và độ ẩm cao, đặc biệt là ở các huyện miền núi của Quảng Trị như Hướng Hóa, Đak Rông, Đak Glei và Hướng Hóa. Cây chè Vằng “Quảng Trị” có thân cây to, lá cây xanh tươi, nếp lá mảnh và nhỏ, thường được hái và chế biến bằng tay để giữ nguyên hương vị đặc trưng.

Chè Vằng Quảng Trị có màu xanh đậm, hương thơm đặc trưng, vị đắng nhẹ và có chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Loại chè này thường được sử dụng để pha trà, làm đồ uống giải khát, hoặc dùng trong các món ăn truyền thống của người dân địa phương.

Chè Vằng Quảng Trị không chỉ là một sản phẩm mang tính kinh tế cao mà còn là một biểu tượng của văn hóa và truyền thống của người dân Quảng Trị.

Đặc tính kĩ thuật

Khu vực địa lý sản xuất chè vằng Quảng Trị có những đặc điểm khắc nghiệt, tuy nhiên lại rất phù hợp cho sự tích lũy các hợp chất Glucosit, Flavonoid, Coumarin, Saponin, Antharanoid, Rutin của cây chè vằng. Khu vực địa lý có địa hình dạng gò đồi thấp, độ cao từ 50 – 250 m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung bình năm của khu vực địa lý là 25oC, biên độ nhiệt trung bình năm là 7oC, tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.848 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 – 2.800 mm, gần 70% tập trung vào 3 tháng (tháng 9 – 11).

Để sản xuất các sản phẩm chè vằng Quảng Trị, người dân địa phương chỉ sử dụng lá và cành của cây chè vằng sẻ được nhân giống bằng phương pháp giâm cành tại khu vực địa lý. Khi thu hoạch, người dân chỉ thu hái lá bánh tẻ và lá già, không thu lá non. Thời điểm thu hoạch phải đảm bảo không có mưa. Do đó, chè vằng Quảng Trị chỉ được thu hoạch một lần duy nhất trong năm trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 để tránh mùa mưa. Ngoài ra, vào thời điểm này, vùng nguyên liệu cây chè vằng của Quảng Trị chịu ảnh hưởng của gió khô nóng, nên rất thuận lợi trong việc phơi khô nguyên liệu.

Các loại sản phẩm chè vằng nổi bật gồm chè vằng khô, cao chè vằng, chè vằng hòa tan.

Chè vằng khô Quảng Trị có mùi thơm, hơi hắc, khi pha nước có màu vàng nhạt; tỷ lệ Glucosit từ 0,62 đến 0,70 %, tỷ lệ Coumarin từ 0,11 đến 0,19 %, hàm lượng Flavonoid từ 674 đến 683 ppm, hàm lượng Saponin từ 76 đến 87 ppb, và hàm lượng Antharanoid từ 112 đến 120 ppm.

Chè vằng khô Quảng Trị

Cao chè vằng Quảng Trị có mùi thơm, hơi hắc, vị đắng, ngọt hậu. Ở dạng cao, cao chè vằng Quảng Trị có màu đen, khi pha nước sẽ có màu nâu. Cao chè vằng Quảng Trị có tỷ lệ Glucosit từ 1,73 đến 1,95 %, tỷ lệ Coumarin từ 00,21 đến 0,30 %, hàm lượng Flavonoid từ 0,30 đến 0,40 ppm, hàm lượng Saponin từ 180 đến 190 ppb, hàm lượng Antharanoid từ 320 đến 330 ppm, và hàm lượng Rutin từ 612 đến 620 ppm. 

Chè vằng hòa tan Quảng Trị có mùi thơm, hơi hắc, vị đắng, ngọt hậu, khi pha nước có màu cánh gián; tỷ lệ Glucosit từ 1,95 đến 1,99 %, tỷ lệ Coumarin từ 0,25 đến 0,32  %, hàm lượng Flavonoid từ 0,3 đến 0,5 ppm, hàm lượng Saponin từ 188 đến 195 ppb, hàm lượng Antharanoid từ 326 đến 340 ppm, và hàm lượng Rutin từ 617 đến 627 ppm.

(Thông tin từ Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế)