Hàng chục nghìn tỷ vi sinh vật cư trú trong cơ thể con người và tạo nên cái được gọi là “hệ vi sinh vật của con người”. Các bệnh ở người như tiểu đường, bệnh tim, rối loạn phổ tự kỷ và tình trạng lo âu được cho là có liên quan đến hệ vi sinh vật. Nhà sinh vật học người Ấn Độ Piyush Bhanu tin rằng việc nghiên cứu về vi khuẩn có thể thay đổi tương lai của sức khỏe con người. Công ty khởi nghiệp của ông, Xome Life Sciences, đang tiến hành nghiên cứu bộ gen và phát triển công nghệ microbiome hứa hẹn sẽ thay đổi lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Trong những năm gần đây, nghiên cứu về hệ vi sinh vật đã góp phần đáng kể vào việc tìm hiểu về mối quan hệ qua lại giữa các vi sinh vật và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người (Ảnh: iStock / Manjurul)

Trong thập kỷ qua, các nhà khoa học đã khám phá hệ vi sinh vật ở người để hiểu rõ hơn về vai trò của vi sinh vật đối với sức khỏe và bệnh tật của con người. Điều này cho phép họ xác định các nhóm vi khuẩn khác nhau trong các cơ quan khác nhau, bao gồm miệng, mũi, dạ dày, da và các cơ quan sinh sản.

Bhanu, Giám đốc điều hành của Xome Life Sciences, một người yêu thích nghiên cứu về hệ vi sinh vật trong thời gian tốt nghiệp thạc sĩ về Y sinh tại Đại học Salford, Hoa Kỳ, giải thích: “Tôi đặc biệt bị cuốn hút bởi thực tế là có nhiều tế bào vi sinh vật gấp mười lần so với tế bào của con người.”

Nhận thấy tiềm năng không đo lường được của việc nghiên cứu hệ vi sinh vật đối với sức khỏe con người, vào năm 2020, Bhanu quyết định thành lập Xome Life Sciences Pvt. Ltd. và quyết định đưa các kỹ năng nghiên cứu của mình vào trong nghiên cứu.

Xome Life Sciences là một trong những công ty khởi nghiệp microbiome đầu tiên của Ấn Độ tập trung vào tất cả các khía cạnh của hệ vi sinh vật. Là công ty tiên phong trong lĩnh vực này, công ty đang nỗ lực phát triển các công cụ tiên lượng, chẩn đoán và điều trị dựa trên hệ vi sinh vật để giúp người tiêu dùng có cuộc sống khỏe mạnh hơn và đưa ra các quyết định liên quan đến sức khỏe tốt hơn.

Trong quá trình khai thác sức mạnh của nghiên cứu hệ gen, hệ chuyển hóa và hệ vi sinh vật, Xome Life Sciences đang phát triển các công nghệ chẩn đoán xét nghiệm tại chỗ thông qua sự kết hợp của phân tích tính toán, thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu độ nhạy. Công ty hiện đang tập trung vào việc phát triển các giải pháp như vậy để tầm soát và theo dõi định lượng bệnh celiac cũng như cho việc tầm soát và theo dõi sâu răng và sức khỏe răng miệng.

“Không giống như các xét nghiệm tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm, chẩn đoán xét nghiệm tại chỗ yêu cầu rất ít mẫu và cung cấp kết quả trong vòng vài phút, đồng thời có hiệu quả tiết kiệm chi phí cao. Việc chuẩn đoán và xét nghiệm tại chỗ cực kỳ hữu ích để phát triển các giải pháp sàng lọc ở những nơi mà cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe chưa phát triển tốt,” Ông Bhanu giải thích.

Hành trình từ nghiên cứu đến khởi nghiệp

Kết hợp các phân tích trong phòng thí nghiệm và máy tính, Piyush Bhanu đang thực hiện nghiên cứu đột phá về hệ vi sinh vật với mục đích chuyển đổi hoạt động chăm sóc sức khỏe con người (Ảnh: Courtesy of Xome Life Sciences)

Trong khi Bhanu đã xuất bản khoảng 15 bài báo nghiên cứu trên các tập san học thuật, ông ấy nhận ra rằng ông ấy có thể nâng cao tham vọng (và niềm đam mê của mình) để cải thiện chăm sóc sức khỏe bằng cách thành lập công ty nghiên cứu của riêng mình ở Ấn Độ và làm việc với một nhóm các nhà nghiên cứu lớn hơn.

“Tinh thần kinh doanh là một chuyến đi tàu lượn siêu tốc, nhưng tôi đang tận hưởng từng chút của cuộc hành trình,” Bhanu lưu ý. “Mạng lưới mà tôi đang xây dựng trong suốt chặng đường này là vô giá”, ông nói, lưu ý những lợi ích của việc kết hợp với cộng đồng khởi nghiệp và các chuyên gia sở hữu trí tuệ (IP), những người đang giúp ông trong hành trình đổi mới của mình.

Với sự cố vấn và hỗ trợ lâm sàng từ Trung tâm nuôi cấy sinh học Bangalore (BBC), Xome Life Sciences đang bắt đầu đưa các giải pháp lâm sàng của mình ra thị trường. Bhanu cho biết: “Khi tôi trở về từ Manchester, tôi rất hào hứng với công ty khởi nghiệp đến nỗi không muốn về nhà, tôi đã trực tiếp đến trung tâm BBC để gặp Tiến sĩ Jitendra Kumar, Giám đốc điều hành của Trung tâm.”

Xome Life Sciences đã nhận được khoản tài trợ 10.000 GBP (10 vạn Rupee) từ Chính phủ Ấn Độ để tạo mẫu thiết kế và phát triển sản phẩm đầu tiên của họ, một bộ thử nghiệm để phát hiện bệnh celiac và việc không dung nạp gluten ở bệnh nhân để có thể cho phép can thiệp điều trị sớm.

Bhanu giải thích: “Vì 1,4% tổng dân số mắc bệnh celiac và 6% tổng số dân không dung nạp gluten, vì vậy thiết bị của chúng tôi có thể giúp các bác sĩ dễ dàng tầm soát những bệnh này”.

Công ty được hỗ trợ bởi Hội đồng Hỗ trợ Nghiên cứu Ngành Công nghệ Sinh học (BIRAC), Trung tâm Nuôi cấy Sinh học Bangalore (BBC), Sở Khoa học và Công nghệ (DST), Chính phủ Ấn Độ (GoI) và Khởi nghiệp Ấn Độ.

SHTT và đổi mới cho các công ty khởi nghiệp hệ vi sinh vật

(ẢNH: COURTESY OF XOME LIFE SCIENCES)

Bhanu tin rằng IP là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ công ty khởi nghiệp nào để duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ông nói: “Nó giống như việc bạn có quyền hợp pháp đối với ý tưởng và tầm nhìn của mình”. Ông còn giải thích thêm:“Sở hữu trí tuệ cho bạn thêm động lực để nói về ý tưởng của mình với nhiều người mà không phải ngần ngại. Nó cũng mang lại cho bạn đòn bẩy và lợi thế cạnh tranh trên thị trường từ quan điểm kinh doanh và khoa học mới”.

Từ khi còn trẻ, Bhanu đã quan tâm đến SHTT và lợi thế mà nó mang lại trong việc hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của các công nghệ đổi mới và bảo vệ chúng, cũng như vai trò của nó trong việc tạo điều kiện chuyển giao công nghệ. Ông hiện có hai bằng sáng chế và đang trong quá trình nộp đơn xin cấp bằng sáng chế thứ ba. Ông giải thích: “Chúng tôi đã liên hệ với Chính phủ Ấn Độ và nhiều trung tâm ươm tạo sinh học để giúp chúng tôi tài trợ cho việc phát triển và nộp hồ sơ SHTT cho công nghệ của chúng tôi.”

Ngoài việc bảo vệ những phát triển kỹ thuật mang tính đột phá của công ty mình, Bhanu còn công nhận giá trị của các quyền SHTT khác trong việc xây dựng thương hiệu của công ty mình. Ông nói: “Không chỉ bằng sáng chế, mà cả thương hiệu và bản quyền cũng quan trọng không kém khi bạn đang trên hành trình tạo dựng một thương hiệu gây dựng niềm tin với người tiêu dùng.”

Xome Life Sciences đang thảo luận cùng các công ty chẩn đoán hàng đầu của Ấn Độ để thiết lập quan hệ đối tác chiến lược nhằm cấp phép tài sản trí tuệ của mình cho cơ sở người dùng rộng lớn hơn và đảm bảo sự bảo hộ đối với bằng sáng chế ở các khu vực pháp lý khác.

(Dịch từ bài viết Pioneering Indian microbiome research startup on a drive to transform healthcare trên WIPO)