Nếu bạn là chủ sở hữu của nhãn hiệu Coca-Cola, bạn nghĩ mình có thể phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu CONCEAL-CARRY (một loại súng ngắn) cho phụ kiện quần áo hay không? Có thể bạn sẽ nghĩ, 2 nhãn hiệu này thì có gì liên quan đến nhau cơ chứ? Nhưng nếu bạn biết rằng nhãn hiệu CONCEAL-CARRY đã được nộp với thiết kế gần giống y như nhãn hiệu của Coca-Cola, liệu điều đó có làm bạn thay đổi ý kiến không?
Tất nhiên, bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ của mình sau khi nhìn vào thiết kế của cả 2 nhãn hiệu, và biết rằng Coca-Cola đã đăng ký thành công nhãn hiệu đặc biệt của họ.

Vụ tranh chấp giữa Coca-Cola và CONCEAL-CARRY
Ngoài việc bảo vệ từ Coca-Cola, cụ thể là cách các chữ cái được thể hiện với một font chữ đặc biệt, chữ “C” được viết hoa với phần đuôi được mở rộng và kiểu chữ đặc biệt, hay còn được gọi là “font chữ Coca-Cola” cũng đã được bảo vệ và được sử dụng từ những năm 1880. Hiện nay ai cũng có thể nhận ra nhãn hiệu và font chữ Coca-Cola, và bất kể font chữ đó có được dùng để viết gì đi chăng nữa, mọi người sẽ đều liên tưởng đến loại nước giải khát nổi tiếng này. Đó là điều làm cho thương hiệu Coca-Cola không chỉ có giá trị khổng lồ mà còn mang tính biểu tượng cho cả ngành công nghiệp nước giải khát.
Trong đơn phản đối, Coca-Cola đã có thể chứng minh rằng mặc dù nhãn hiệu CONCEAL-CARRY đã được cách điệu và font chữ Coca-Cola lại không thực sự có khả năng gây nhầm lẫn, nhưng sự tương đồng giữa 2 nhãn hiệu này có thể khiến người tiêu dùng liên tưởng đến nhãn hiệu của Coca-Cola. Hội đồng xét xử nhận thấy rằng cả hai nhãn hiệu đều chứa hai từ bắt đầu bằng chữ cái “C” và cả hai từ đều có chữ “C” viết hoa. Ngoài ra, nhãn hiệu CONCEAL-CARRY sử dụng hai từ có 2 âm tiết giống như nhãn hiệu Coca-Cola và cách sắp xếp từ cũng giống với nhãn hiệu Coca-Cola. Việc so sánh hai nhãn hiệu của Hội đồng xét xử có thể được các luật sư nhãn hiệu tham khảo.
Người nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu CONCEAL-CARRY đã lên kế hoạch thiết kế nhãn hiệu màu trắng trên nền đỏ – một cách phối màu dễ rất dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của của Coca-Cola. Nhãn hiệu này cũng có thêm dòng chữ nhỏ phía dưới với nội dung “REGISTERED HANDGUN” (tạm dịch: Súng ngắn đã được đăng ký nhãn hiệu). Hội đồng xét xử đã nhận thấy đặc điểm này rất giống với cụm từ “Nhãn hiệu đã được đăng ký” bên dưới nhãn hiệu trên chai và bao bì của Coca-Cola.
Mặc dù chủ đơn đăng ký nhãn hiệu CONCEAL-CARRY mới chỉ có ý định sử dụng nhãn hiệu của mình, nhưng chắc chắn sản phẩm này đã có mặt trên thị trường. Hội đồng xét xử cho rằng “không có nghi ngờ gì về việc chủ đơn đăng ký nhãn hiệu CONCEAL-CARRY có ý định liên kết nhãn hiệu của mình với nhãn hiệu của Coca-Cola, và các lý do trên đã góp phần không nhỏ vào việc phát hiện ra những ảnh hưởng xấu đến nhãn hiệu của Coca-Cola vì khả năng khiến người tiêu dùng nhầm lẫn.”
Vụ kiện trước khi nhãn hiệu của Coca-Cola nổi tiếng
Để một nhãn hiệu có thể thực sự nổi tiếng, nhãn hiệu đó phải được Tòa án hoặc Hội đồng xét xử xác định là nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu có thể khiến tâm trí người tiêu dùng ngay lập tức liên tưởng tới một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, cũng như nguồn gốc của sản phẩm hay các dịch vụ liên quan đến nó.
Nếu bạn thấy bất kỳ từ nào khác được viết với font chữ Coca-Cola, liệu nó có thể khiến bạn liên tưởng đến sản phẩm nước giải khát của Coca-Cola hay không? Trên thực tế, vào những năm 1970, Công ty Coca-Cola đã phản đối việc một công ty bán, in và phân phối các tấm áp phích quảng cáo chứa cụm từ “Enjoy Cocain” với font chữ của Coca-Cola, (Vụ kiện năm 1972 giữa Công ty Coca-Cola và Gemini Rising) do có khả năng người tiêu dùng nghĩ rằng các tấm áp phích có liên quan đến sản phẩm của công ty Coca-Cola.

Năm 1920, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã quyết định nhãn hiệu Coca-Cola “được cộng đồng biết đến rộng rãi” (Vụ kiện giữa Công ty Coca-Cola v. Công ty Koke Hoa kỳ, 254 U.S. 143 (1920)). Không có nhiều nhãn hiệu tại Mỹ có thể nhận được quyết định mang tính lịch sử và khác biệt như vậy, vì nhãn hiệu Coca-Cola đã là một phần của nền văn hóa Mỹ trong khoảng thời gian rất dài. Các nhãn hiệu nổi tiếng có được phạm vi bảo hộ rộng lớn, thậm chí vượt ra ngoài phạm vi hàng hóa và dịch vụ của họ, vì mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu đối với người tiêu dùng.
Có tất cả bốn yếu tố chống độc quyền mà người đăng ký nhãn hiệu phải chứng minh khi muốn nhãn hiệu của mình được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, bao gồm:
- Thời gian, mức độ và phạm vi địa lý của việc quảng cáo và phổ biến nhãn hiệu;
- Số lượng, khối lượng và phạm vi địa lý của doanh số thu về với sản phẩm mang nhãn hiệu;
- Mức độ nổi tiếng trên thực tế của nhãn hiệu;
- Nhãn hiệu đã được đăng ký trên Sổ đăng ký chính hay chưa.
Trong vụ kiện trên, người nộp đơn lập đã luận không thành công với luận điểm: nhãn hiệu COCA-COLA không thể nổi tiếng mãi mãi và mức độ ảnh hưởng của nhãn hiệu này đang giảm dần do thế hệ trẻ không còn công nhận nhãn hiệu COCA-COLA. Mặc dù một số nhãn hiệu có thể dần mất đi sự nổi tiếng theo thời gian, đặc biệt là khi điều kiện thị trường thay đổi, nhưng chẳng có gì có thể chứng minh rằng một công ty lớn luôn dẫn đầu thị trường lại không thể giữ vị trí của mình, đặc biệt là khi nhãn hiệu có giá trị rất lớn khi được sử dụng trong lĩnh vực thương mại. Công ty Coca-Cola đã có thể gửi bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu của họ kể từ năm 1880 với các số liệu cụ thể liên quan đến hoạt động thương mại và quảng cáo.
Kết luận
Rất khó để chứng minh rằng liệu một thương hiệu có thực sự nổi tiếng. Nhưng nếu bất kỳ ai phải tham gia vào một vụ việc liên quan đến việc chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng, vụ kiện này là một ví dụ điển hình về cách chứng minh sự nổi tiếng và cách tư vấn cho khách hàng của bạn, thông qua quy trình như trên, nếu họ tin rằng họ có một nhãn hiệu có thể đáp ứng các điều kiện để trở thành một nhãn hiệu nổi tiếng. Đối với bất kỳ chủ sở hữu nhãn hiệu nào với nhu cầu như vậy, họ cũng phải có tiềm lực tài chính đáng kể để có thể bảo vệ nhãn hiệu nổi tiếng của mình, nhằm đảm bảo các khoản đầu tư của họ có thể được an toàn trước bên thứ ba với dụng ý xấu.
-Scottie-