Đọc phần đầu của series Các lưu ý cần quan tâm về sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp nhỏ tại đây.
Hợp tác
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường hợp tác với các doanh nghiệp khác để có nguồn vốn, tham gia các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đưa sản phẩm ra thị trường hoặc chuyển giao công nghệ đã được cấp bằng sáng chế của họ cho các bên khác. Thông thường, những trường hợp hợp tác như vậy được xác lập dựa trên quyền sở hữu trí tuệ.
Khi đàm phán hợp tác, chủ sở hữu trí tuệ cần hiểu rõ về giá trị của các tài sản trí tuệ mà họ mang đến khi tham gia hợp tác. Việc định giá tài sản trí tuệ độc lập có thể cung cấp thông tin rõ hơn về giá trị của tài sản đó và tăng tiềm năng tài chính hoặc đầu tư sẵn có. Ngày càng có nhiều công ty sử dụng quyền sở hữu trí tuệ làm tài sản thế chấp. Điều này có thể mở ra những con đường tài chính mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng cũng kèm theo rủi ro mất tài sản quan trọng nhất của công ty nếu có một khoản nợ không trả được. Tương tự như vậy, khi cấp phép cho các tài sản sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chú ý không gắn chặt vĩnh viễn bằng sáng chế của họ với một bên cấp phép nhất định, và do đó làm giảm giá trị của bằng sáng chế (ví dụ: trong trường hợp phá sản).
Các hoạt động nghiên cứu do chính phủ tài trợ
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thỏa thuận hợp đồng với các tổ chức học thuật do chính phủ tài trợ để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển của họ. Những thỏa thuận như vậy có thể tạo ra những lợi ích đáng kể; tuy nhiên, các doanh nghiệp này cần cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau trước khi tham gia.
Trước tiên, họ cần hiểu các chính sách của chính phủ về quyền sở hữu và quản lý sở hữu trí tuệ phát sinh từ liên doanh. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ có thể tự do sử dụng thông qua việc chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc thông qua việc cấp phép. Điều này giúp doanh nghiệp xem xét chiến lược rút lui bao gồm cả việc liệu quyền sở hữu trí tuệ có thể được sử dụng bởi một bên mua lại hay không.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các hợp đồng hợp tác nghiên cứu và phát triển đề cập đến tất cả các hình thức sở hữu trí tuệ, từ đó họ có tất cả các quyền cần thiết để thương mại hóa. Ví dụ: nếu có một quy trình sản xuất duy nhất được tạo ra thông qua sự hợp tác, thì các doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc gọi nó bằng tên. Nếu quy trình đó được bảo hộ bởi nhãn hiệu thì các doanh nghiệp sẽ cần quyền sử dụng quy trình đó trong các tài liệu tiếp thị của mình.
Thứ ba, phạm vi, thời hạn của giấy phép, bao bì sản phẩm,… cần được nêu rõ ràng trong hợp đồng để người được cấp phép có thể tuân theo, sử dụng và bán các sản phẩm được đề cập.
Thứ tư, các bên tham gia hợp đồng nghiên cứu do chính phủ tài trợ cần phải đồng ý về cách xử lý các cải tiến đối với sản phẩm được cấp phép và cung cấp cho các bên liên quan đầy đủ quyền với bất kỳ sản phẩm trí tuệ nào có trong các cải tiến đó.
Kết luận
Các loại quyền sở hữu trí tuệ khác nhau cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cơ hội bảo vệ các cải tiến kỹ thuật và tính linh hoạt để tối ưu hóa các mục tiêu kinh doanh. Để tối đa hóa lợi ích về quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp này phải phát triển một chương trình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có kỷ luật và chiến lược ngay từ đầu. Cách tiếp cận như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các phương pháp và lựa chọn kinh doanh thay thế. Với quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tạo ranh giới rõ ràng nhằm hỗ trợ việc hợp tác thành công, thương mại hóa và đạt được các kết quả tích cực khác khi doanh nghiệp tiếp tục phát triển.
(Theo WIPO)