Đọc phần đầu của series Các lưu ý cần quan tâm về sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp nhỏ tại đây.

Nhãn hiệu và thương hiệu

Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cũng có thể thu được những lợi ích đáng kể từ việc thiết lập một chương trình xây dựng thương hiệu mạnh mẽ cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ tiếp thị.

Nhãn hiệu chính là thứ cốt lõi của bất cứ một chương trình xây dựng thương hiệu nào. Nhờ đó, các doanh nghiệp tạo nên mối quan hệ tin cậy với khách hàng, cho phép họ phân biệt hàng hoá và dịch vụ của mình với hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh nhằm xây dựng uy tín thương mại của bản thân doanh nghiệp đó.

Nhãn hiệu chỉ cung cấp sự bảo hộ ở những thị trường mà chúng được cấp phép. Đó cũng là lý do mà đội ngũ tiếp thị cần phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia nhãn hiệu để xác định tính khả quan tại thị trường chỉ định. Trong việc quản lý quyền, thông lệ tốt nhất là tạo ra các nguyên tắc nội bộ để đảm bảo việc sử dụng một cách thích hợp trên sản phẩm, dịch vụ và tài liệu tiếp thị, mà cụ thể hơn là tránh để chúng trở thành các thuật ngữ chung chung không áp dụng vào ngành được.

Nhãn hiệu chính là thứ cốt lõi của bất cứ một chương trình xây dựng thương hiệu nào. Nhờ đó, các doanh nghiệp tạo nên mối quan hệ tin cậy với khách hàng, cho phép họ phân biệt hàng hoá và dịch vụ của mình với hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh nhằm xây dựng uy tín thương mại của bản thân doanh nghiệp đó.

Hệ thống Madrid của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) về Đăng ký Nhãn hiệu Quốc tế là một phương pháp đăng ký nhãn hiệu hiệu quả về chi phí và thân thiện với người dùng – đồng thời cung cấp phương pháp quản lý hiệu quả quyền nhãn hiệu tại 124 quốc gia chỉ với việc nộp một đơn đăng ký duy nhất.

“Quyền Sở hữu Trí tuệ (SHTT) cung cấp cho SMEs cơ hội bảo vệ các cải tiến kỹ thuật của họ và cho họ sự linh hoạt để tối ưu hoá các mục tiêu kinh doanh của họ.”

Một lần nữa, vì quyền riêng tư, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải tự mình giám sát bất kì hành vi lạm dụng hoặc vi phạm nhãn hiệu của mình. Việc thực thi quyền nhãn hiệu phải được thực hiện tại toà án của quốc gia nơi mà hành vi vi phạm xảy ra để tuân theo đạo luật về hiệu của quốc gia đó và thường thì các đạo luật đó sẽ quy định các thông báo chi tiết về việc đăng kí nhãn hiệu hàng hoá trên các sản phẩm và dịch vụ. SMEs cần phải tuân thủ các yêu cầu này để giảm thiểu tối đa thiệt hại trong các [A2] trường hợp vi phạm.

Bản quyền thiết kế

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể củng cố hiệu và quảng bá danh tiếng thông qua các thiết kế của họ. Thiết kế là yếu tố quyết định thành công thương mại của bất kỳ sản phẩm nào và là trọng tâm quan trọng của tất cả các công ty. Thiết kế tốt làm tăng giá trị thị trường cho một sản phẩm và làm cho sản phẩm đó nổi bật trong tất cả các sản phẩm khác. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bảo vệ khoản đầu tư thiết kế của họ bằng quyền thiết kế, còn được biết đến như là bằng sáng chế thiết kế ở một số khu vực pháp lý. Quyền thiết kế bảo vệ các khía cạnh về hình thức của sản phẩm, bao gồm kiểu dáng, hình dạng và màu sắc. Đối với SMEs, việc đăng ký quyền thiết kế ở nhiều quốc gia riêng lẻ và sau đó quản lý các quyền đó có thể là một thách thức thực sự. Hệ thống đăng kí Sở hữu trí tuệ (Hague system) do WIPO quản lý dành cho Đăng ký quốc tế về kiểu dáng công nghiệp cung cấp một cơ chế quốc tế duy nhất để bảo đảm, quản lý và gia hạn quyền thiết kế một cách nhanh chóng và dễ dàng đồng thời ở hơn 90 quốc gia thông qua một đơn đăng ký quốc tế.

Xử lý vi phạm

Như đã nêu rõ, SMEs có trách nhiệm xử lý mọi hành vi lạm dụng quyền của họ. Các lựa chọn là gì? Thực ra, khi đã rõ ràng rằng các quyền SHTT của mình bị vi phạm, SME có thể đảo ngược tình huống này bằng cách mở ra một cơ hội kinh doanh mới. Nhưng bằng cách nào? Qua việc thương lượng một thoả thuận cấp phép. Ngoài ra, công ty còn có thể thực thi quyền hạn của mình trước toà. Bước đầu tiên, công ty nên tìm đến một chuyên gia tư vấn pháp lý. Ở một số khu vực pháp lý, việc đánh dấu một sản phẩm bằng thông báo về các quyền SHTT liên quan có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại nếu một SME thắng kiện. Việc đánh dấu này bắt đầu tính toán từ các thiệt hại ban đầu, rồi chuyển nó từ thời điểm người vi phạm bị phát hiện đến khi hành vi xâm phạm sản phẩm được đánh dấu thực sự bắt đầu.

Trường hợp doanh số bị đe doạ do nhập khẩu hàng hoá giả hoặc vi phạm bản quyền, chủ sở hữu quyền/SME có thể làm đơn yêu cầu Hải quan tạm giữ số hàng hoá bị nghi ngờ về việc vi phạm ngay tại biên giới nhập hàng và chờ thủ tục xử lý vi phạm. Còn trong trường hợp tội phạm giả mạo hoặc cướp biển với quy mô thương mại, việc thực thi dân sự có thể sẽ không có hiệu quả và cảnh sát hoặc thanh tra thị trường có thể cần vào cuộc.

(Theo WIPO)