Blackberry – thương hiệu điện thoại đã lớn lên cùng với hàng triệu người Việt khoảng 2 thập kỉ trước giờ đã ngày càng đi xuống. Mới đây, thông tin về việc BlackBerry bán gói sáng chế về điện thoại của mình với giá 600 triệu USD đã lan truyền toàn cầu. Tin này đã khiến cho những người dùng trung thành của Blackberry trên toàn thế giới không khỏi thổn thức với một nỗi niềm buồn bã bâng khuâng.

Dẫu rằng BlackBerry quả thật đã ‘sa cơ lỡ vận’ trong nhiều năm trở lại đây, tuy nhiên thương hiệu này vẫn chưa chính thức bước ra khỏi thị trường.

Dẫu hiếm nhưng thỉnh thoảng ta cũng sẽ vẫn có thể thấy những ông lão, bà lão sử dụng chiếc điện thoại này để liên lạc.

BlackBerry bán gói sáng chế về điện thoại của mình với giá 600 triệu USD

Tuy nhiên, giờ đây BlackBerry đã đưa ra lời chào tạm biệt chính thức của mình khi công bố thông tin bán gói sáng chế về điện thoại của mình với giá 600 triệu USD.

Được biết, Catapult IP Innovations, tổ chức được hậu thuẫn bởi quỹ Third Eye Capital, sẽ mua lại các sáng chế của BlackBerry với số tiền nêu trên. Tổng gói sáng chế trị giá 600 triệu USD sẽ được thanh toán thành hai đợt, với 450 triệu USD lần đầu và 150 triệu USD còn lại chuyển cho BlackBerry dưới dạng kỳ phiếu. Thương vụ dự kiến hoàn tất vào mùa thu năm nay 2022.

BlackBerry

BlackBerry là một dòng thiết bị gửi nhận email di động và điện thoại thông minh do công ty Research In Motion (RIM) của Canada phát triển và thiết kế trong hơn một thập kỷ.

Thiết bị BlackBerry đầu tiên được giới thiệu vào năm 1999 ở dạng máy nhắn tin hai chiều. Đến năm 2002, hai chiếc điện thoại thông minh phổ dụng hơn của BlackBerry được ra mắt, hỗ trợ push e-mail, điện thoại di động, nhắn tin, Internet fax, duyệt web và các dịch vụ thông tin không dây khác. Đây là một ví dụ về thiết bị hội tụ.

BlackBerry đầu tiên định hướng trên thị trường bằng cách tập trung vào chức năng email. RIM hiện cung cấp dịch vụ email BlackBerry cho cả các thiết bị không phải BlackBerry, như Palm Treo, thông qua phần mềm BlackBerry Connect.

Tháng 9/2016, BlackBerry lâm vào tình trạng suy thoái với thua lỗ nặng nề, doanh thu sa sút, buộc phải ngưng sản xuất các thiết bị di động, đóng cửa nhà sản xuất phần cứng để tập trung sản xuất phần mềm. Tháng 12/2016, BlackBerry buộc phải bán lại mình cho công ty điện tử của Trung Quốc là TCL. Từ đó, TCL trở thành nhà sản xuất điện thoại và phần cứng của BlackBerry.

Tạm biệt BlackBerry

Dẫu gói sáng chế trị giá 600 triệu USD bao hàm gần hết các sáng chế của BlackBerry về mảng điện thoại di động. Tuy nhiên, BlackBerry sẽ giữ lại một số sáng chế mang tính cốt lõi, chủ yếu liên quan đến thiết bị di động, nhắn tin và mạng không dây.

Đây được coi là lời tạm biệt chính thức của BlackBerry ở lĩnh vực này khi thương hiệu này đã không thể nào cạnh tranh được với các hãng điện thoại nổi tiếng hiện giờ như Samsung, Iphone, Huawei,…

Nguyên nhân chủ yếu có thể là do việc trung thành giữ vững bàn phím vật lí QWERTY của BlackBerry – thứ định danh nên thương hiệu điện thoại này.

Tuy nhiên, có vẻ như BlackBerry đã không thành công trong việc tạo ấn tượng trong lòng người tiêu dùng vì sự trung thành của mình bởi lẽ màn hình cảm ứng 100% đã trở thành xu hướng thị trường và nó đặc biệt tiện dụng hơn bàn phím vật lí.

Có giai đoạn, BlackBerry chiếm trên 50% thị phần điện thoại tại Mỹ, trước khi “cơn bão” iPhone và Android tràn tới những năm 2010.

Tuy nhiên, trung thành với yếu tố tạo nên thương hiệu không phải là điều xấu. Chỉ có thể nói rằng việc trung thành với yếu tố gốc rễ hay cải tiến dựa trên yếu tố đó luôn là vấn đề khó biết lợi thiệt nếu không áp dụng vào thực tế.