Thỏa thuận này dự kiến sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cũng như các công ty khởi nghiệp trong việc sử dụng tài sản trí tuệ cho hoạt động thương mại trong khu vực, đồng thời tận dụng công nghệ kỹ thuật số thực hiện hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

ASEAN đẩy mạnh hợp tác về quyền sở hữu trí tuệ.

Vào ngày 20/8, ASEAN và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã ký biên bản ghi nhớ với mục đích đẩy mạnh hoạt động hợp tác hỗ trợ các ngành công nghiệp sáng tạo của khu vực.

Biên bản ghi nhớ được ký kết bởi Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và Tổng giám đốc WIPO Daren Tang, dưới sự chứng kiến của các Bộ trưởng kinh tế ASEAN.

Việc ký kết diễn ra trong cuộc họp giữa ASEAN-WIPO, được tổ chức bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 55 tại thành phố cảng Semarang, Indonesia.

Thỏa thuận SHTT này được ký kết với mục đích mở rộng hợp tác trong bốn lĩnh vực. Cụ thể là trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và các công ty khởi nghiệp cho việc sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ với hoạt động thương mại trong khu vực, đồng thời tận dụng công nghệ kỹ thuật số để thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, thỏa thuận này cũng được thực hiện với mục đích khuyến khích việc sử dụng tài sản SHTT và tài sản vô hình để đảm bảo khả năng thu lợi nhuận, đồng thời sẽ tài trợ và hỗ trợ các ngành công nghiệp sáng tạo trong khu vực.

Kim Hourn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển SHTT đối với cộng đồng kinh tế ASEAN. Cụ thể, SHTT là tâm điểm trong các nỗ lực của ASEAN nhằm xây dựng một khu vực cạnh tranh và đổi mới, phát triển dựa trên tăng trưởng kinh tế toàn diện, tiến bộ xã hội và thịnh vượng lâu dài.

Tuyên bố ngày 20/8 của Ban thư ký ASEAN nhấn mạnh rằng trong nhiều thập kỷ, ngày 20/8 đã kiên định tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích đổi mới, tạo ra giá trị và nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường khu vực và toàn cầu.

Trong vài năm trở lại đây, các quốc gia thành viên ASEAN đang liên tục cải thiện Chỉ số Đổi mới Toàn cầu.

Năm 2022, trong số 132 quốc gia được xếp hạng, một quốc gia ASEAN được xếp hạng trong Top 10, ba quốc gia lọt vào top 50 và 4 quốc gia lọt vào top 100. Các trung tâm kinh tế như Singapore, Kuala Lumpur và Bangkok được đánh dấu là những thành phố sở hữu nhiều nhà phát minh và nhà khoa học.

Về giá trị của sở hữu trí tuệ từ góc độ tài sản vô hình, dữ liệu từ Chỉ số Đổi mới Toàn cầu đã chỉ ra các thương hiệu hàng đầu của ASEAN có giá trị hơn 250 tỷ USD. Đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ cho ASEAN đang ngày càng tăng đối với tất cả các bên liên quan, bao gồm các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà đổi mới và nhà sáng tạo.

Kể từ khi ký kết thỏa thuận đầu tiên về SHTT với ASEAN vào năm 1995, WIPO đã là một trong những đối tác quan trọng nhất của khối.

Theo đó hầu hết các quốc gia các thành viên ASEAN hiện đã được tích hợp vào hệ thống đăng ký quốc tế về sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp của WIPO.

Các cam kết của WIPO-ASEAN sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ của ASEAN, các nhà đổi mới và sáng tạo trong những năm tới.