Livestream bán hàng đã và đang là một trong những loại hình bán hành thình hành nhất trong thời gian gần đây. Nhât là trong giai đoạn đại dịch Covid vừa rồi. Loại hình kinh doanh này có thể đem lại lợi nhuận lên tới hàng chục tỷ mỗi tháng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong số những loại hình mà có hàng giả “nhũng loạn, tung hoành”.

Livestream và “thiên đường” hàng nhái

Livestream bán hàng đánh vào được tâm lý của nhiều khách hàng: thích được phục vụ tận nơi. Người mua hàng chỉ cần theo dõi, đặt mua hàng và hàng sẽ được gửi về tới tận nhà. Người mua hàng có thể theo dõi bất kì lúc nào, thủ tục và thao tác mua hàng đơn giản. Đó là những lý do khiến cho Livestream bán hàng được lựa chọn nhiều. Bên cạnh người mua, người bán cũng nhàn rỗi hơn. Hơn nữa, người bán hoàn toàn có thể cùng một lúc duy trì hình thức buôn bán song song với Livestream.

Tuy nhiên, hàng hóa được buôn bán qua Livestream lại không có một hình thức nào đảm bảo. Ngoại trừ những lời hoa mỹ quảng cáo từ người bán, người mua không thể nào biết được chất lượng thực sự của sản phẩm. Người mua chỉ có thể kiểm chứng rõ ràng khi nhận hàng tận tay. Thậm chí, đôi lúc ngay cả khi nhận hàng rồi, người mua cũng chưa chắc có thể phân biệt được đó là giả hay hàng thật; bởi công nghệ làm hàng giả hiện giờ đã tinh vi khôn lường.

Hàng giả qua Livestream bán hàng

Tuy chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từ 2018, Livestream bán hàng đã dấn thân vào giả với những số liệu đáng gờm. Chỉ riêng trong 11 tháng đầu năm 2022, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý lên tới hơn 12.000 vụ buôn lậu hàng giả, trong đó có hơn 1.800 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ.

Cục Quản lý thị trường TPHCM đã đồng loạt kiểm tra nhiều cửa hàng tại các trung tâm thương mại lớn trong năm 2022, như: Trung tâm thương mại Sài Gòn Square, Trung tâm Thương mại An Đông…, phát hiện thu giữ gần chục nghìn sản phẩm là túi xách, mắt kính, quần áo, giày dép… có dấu hiệu giả các thương hiệu nổi tiếng.

Được biết, đây chỉ là một vài điểm nóng trên bức tranh thương mại hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam. Hàng giả được làm rất tinh vi, rất giống hàng thật để lừa người tiêu dùng và đặc biệt là những ‘tín đồ’ xem livestream của các người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.

hang lau1
Hình ảnh 1 kho hàng giả bị cơ quan chức năng kiểm tra. Nguồn: sohuutritue.net.vn

Thủ đoạn của những kẻ bán hàng giả

Nhiều người đặt câu hỏi rằng tại sao khi đã công khai “bộ mặt” của mình trên mạng xã hội, những kẻ bán hàng lậu này lại khó kiểm soát tới vậy. Theo chuyên gia, hành trình của hàng hóa qua Livestream trải qua ba giai đoạn. Đó là, hàng ở trong kho; hàng qua bên chuyển phát; và hàng đến tay người tiêu dùng. Trong khi bên chuyển phát và người tiêu dùng có thể xác định được, kho hàng lại là một chuyện khác.

Các cá nhân buôn bán hàng lậu qua hình thức này liên tục thay đổi địa chỉ, nội dung trên website; thậm chí là thay đổi hẳn tài khoản mạng xã hội. Do đó, các cơ quan chức năng rất khó có thể xác định chỉ thể vi phạm để xử lý.

Không những vậy, khi triệt phá các nhà kho chứa hàng giả, cơ quan chức năng phát hiện rằng UID (mã định danh) của người dùng trên Facebook đã bị khai thác. Điều này có nghĩa rằng thông tin người dùng có nguy cơ bị lợi dụng cho mục đích xấu.

Tại sao vẫn có người mua hàng khi biết có nguy cơ hàng giả?

Đảm bảo sự thuận lợi cho người dùng không phải là chiêu trò duy nhất mà những kẻ buôn hàng giả lợi dụng. Những cá nhân này còn nhắm tới chiêu trò đại hạ giá, giảm giá có khung giờ,… Khi vô tình xem vào những khoảnh khắc này, khách sẽ tưởng rằng mình sẽ có thể mua được một món hời. Nhưng thực ra họ đang bị dẫn vào những mồi câu tinh vi của những kẻ lừa đảo.

Tệ hơn cả lừa đảo hàng giả mạo là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa đảo thông tin cá nhân, lừa đảo tài chính,… mà người tiêu dùng sẽ có nguy cơ mất trắng chứ không chỉ đơn giản là nhận về một mặt hàng kém chất lượng, giả mạo nhãn hiệu.

Hãy coi chừng khi mua hàng trên Livestream

Bán hàng trên Livestream có quá nhiều phương thức để làm giả. Từ những thông tin ở trang cá nhân, người bán, trang mạng xã hội. Người mua cần phải hết sức thận trọng mỗi khi quyết định vơ lấy “cái giá” trên Livestream này.

Ngay cả khi cơ quan chức năng liên tục rà soát, kiểm tra, tình trạng buôn lậu này vẫn diễn biến vô cùng phức tạp và khó lường; nhất là khi hiện tại đã có rất nhiều thủ đoạn công nghệ tinh vi.