Khi nói về trà, Indonesia có loại trà độc nhất vô nhị. Cách Jakarta khoảng 100 km về phía nam, bạn sẽ tìm thấy thành phố cổ Bogor. Nó nằm gần sườn phía bắc của một ngọn núi lửa đã tắt và được người dân địa phương gọi là Kota Hujan (hay còn gọi là Thành phố mưa). Vị trí nhiệt đới màu mỡ này rất lý tưởng để trồng chè. Đây cũng là nơi bạn sẽ tìm thấy Tea Headquarter – quê hương của Sila – một thương hiệu trà độc đáo của Indonesia.

Thương hiệu Sila được thành lập và phát triển bởi bà Iriana Ekasari. Trong một bài thuyết trình tại trường Đại học Nông nghiệp Bogor ( IPB), trường đại học mà bà đã theo học, bà chỉ ra rằng để ngành sản xuất nông nghiệp có thể tạo ra một tác động kinh tế lớn hơn thì buộc phải thành công từ “ hạ nguồn” trong thị trường giao dịch. Những loại nhiên liệu thô cần phải được dán nhãn, có thương hiệu, được bảo hộ và phát triển bởi Luật Sở hữu trí tuệ. Nhờ đó, các sản phẩm, dịch vụ và sự gắn bó với người tiêu dùng được kết hợp lại tạo ra một sản phẩm có giá trị cao.

Đối với bà Ekasari, thông qua các sản phẩm mới, thương hiệu trà Sila có thể đạt đến giá trị gia tăng, phát triển sản phẩm và thu hút người tiêu dùng đại chúng. Đồng thời, bà cũng chia sẻ rằng: “Tầm nhìn của chúng tôi là có thể đưa trà Sila trở thành một trong những thương hiệu được “săn lùng” nhiều nhất tại Indonesia vì chất lượng hảo hạng của nó. Mùi hương thơm ngát và hàm lượng chất chống oxi hóa cao chính là những đặc điểm nổi bật nhất của thương hiệu.”

Trà Sila sẽ là người bạn đồng hành thân thiết với những người yêu trà, đặc biệt là trong bốn khoảnh khắc là Hạnh phúc bình yên, Tĩnh tâm thư thái, Phiêu lưu thú vị và Ấm áp phong vị núi cao.

Xu hướng địa phương hóa toàn cầu

Thương hiệu Sila và cửa hàng trà của họ là một ví dụ tuyệt vời về một doanh nghiệp nhỏ, bền vững, chuyển đổi mô hình một sản phẩm sản xuất tại địa phương từ một mặt hàng thông thường thành một mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Họ còn có thể đạt được hơn thế- nếu nhận định của bà Ekasari là chính xác thì bà và thương hiệu có khả năng thu hút được sự quan tâm từ khách hàng trên toàn cầu.

Bà hiểu rằng tiềm năng của Sila không chỉ giới hạn ở sườn núi Gunung Salak. Trà hấp dẫn nhiều đối tượng người tiêu dùng, đến cả những người yêu thích trà truyền thống từ Châu Âu đến Châu Á thậm  có thể mua đến hàng gallons để sử dụng. Nhưng những thị trường mới vẫn còn đang tìm hiểu khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe và những giá trị dinh dưỡng của trà Sila.

Bên cạnh đó, thương hiệu cũng hướng tới  phát triển khả năng tiến vào thị trường đồ uống không cồn ở phân khúc cao và những tiềm năng độc quyền của họ. Và như chúng ta đã thấy, giá trị của thị trường toàn cầu được dự đoán sẽ tăng 50% trong 5 năm tới. Hiểu biết sâu sắc của bà Ekasari về tầm quan trọng của việc gia tăng giá trị cho các sản phẩm- được sử dụng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xây dựng thương hiệu.

Triển lãm World Tea Expo 2021

Vào năm 2021, bà Ekasari đã tự giới thiệu sản phẩm trà tốt nhất của Indonesia tại Triển lãm World Tea Expo ở Las Vagas, Navada, Hoa Kỳ. Đây là triển lãm quốc tế đầu tiên mà bà tham gia và sự quan tâm của người tiêu dùng đến trà Sila cho thấy linh cảm của bà là đúng.

Trà của Indonesia nói chung và đặc biệt là trà Sila, có khả năng phát triển và khám phá di sản cũng như những điểm nổi bật của thương hiệu, để tạo ra không gian thưởng thức và giao lưu trà.

Trụ sở chính của Sila Tea, Bogor, Indonesia. (Hình ảnh: Tác phong lịch sự của trụ sở Sila Tea)

Đối với bà, điểm quan trọng nhất  mà bà nhận được tại Nevada để mang về trụ sở Sila’s Tea ở Bogor, như thường lệ, là sự quan sát. Phần tiếp theo của bộ khung xây dựng thương hiệu (sau khi tạo thương hiệu, đưa thương hiệu ra thị trường, thêm dịch vụ, vị trí, có sự nhận dang thương hiệu và cộng đồng người tiêu dùng) là làm sao chuẩn bị và giành được người mua tiềm năng, đưa Tea Headquarter tại Bogon và trà của Indonesia đến với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Với thành tích ấy, bà Ekasari và thương hiệu Sila có thể thành công một cách dễ dàng.

(Theo WIPO)