(Theo bài viết chia sẻ của một cá nhân làm việc tại phòng marketing của TrademarkNow) Về chủ đề nhãn hiệu, những nhãn hiệu dưới đây chắn chắn sẽ là những điều mà bất cứ người làm ngành marketing nào liên quan đến mảng nhãn hiệu nên ghi nhớ.

“Hãy theo sát hơn nội dung mà tôi sẽ trình bày dưới đây. Nền tảng kiến thức của tôi là về marketing. Tất nhiên là tôi “biết” nhãn hiệu là gì; và tôi cũng đã quen với cách làm việc với các công ty sở hữu lên tới nhiều nhãn hiệu. Việc chìm đắm trong thế giới về nhãn hiệu thực sự là một trải nghiệm mở mang tầm mắt. Điều này khiến tôi nhận ra lượng kiến thức của tôi về nhãn hiệu mới ít ỏi tới nhường nào.

Vậy nên đây là danh sách của tôi về mảng nhãn hiệu cho mọi nhân viên marketing. Mỗi khi bạn phân bổ với ban luật sư về việc làm rõ nhãn hiệu bạn có ý định đăng ký tiếp, hãy cố gợi nhớ lại những điều này.”

1. TM và Ⓡ

Hai kí tự này không hề đồng nghĩa với nhau. Đúng là thông thường, chúng có thể được sử dụng  giống nhau; nhưng lý do để sử dụng lại khác nhau. Nói chung lại, kí tự Ⓡ chỉ được dùng với những tên đã đăng kí, logo và phương châm đăng kí. Mặt khác, TM có thể được sử dụng cho bất cứ sản phẩm hoặc dịch vụ nào; ngay cả khi chúng chưa được đăng ký nhãn hiệu. TM có thể nói là cách “đặt trước” để đăng kí nhãn hiệu. Kí tự này cho biết rằng cái tên, logo hoặc phương châm đó đang trong quá trình đăng kí; hoặc là chủ sở hữu ít nhất cũng có ý định đăng kí nhãn hiệu cho chúng.

Vậy sao công ty không đăng kí nhãn hiệu luôn và sử dụng kí tự Ⓡ luôn cho mọi thứ? Trong trường hợp một nhãn hiệu chưa thể đăng kí được do tính mô tả, sử dụng TM sẽ là một hình thức răn đe tới các công ty khác cũng đang có ý tưởng sử dụng cái tên đó. Ngoài ra còn rất nhiều lý do khác để sử dụng TM.

2. Tổng hợp hóa nhãn hiệu

Bạn đã bao giờ “xerox” ngay cả khi máy in nhà bạn không phải máy Xerox chưa; hay “hoover” nhà bạn ngay cả khi máy hút bụi không phải máy Hoover? Với chức vụ là nhân viên về marketing, chúng tôi thường không suy nghĩ nhiều về vấn đề này. Thực ra, đây chính ra ước mơ to lớn của vài nhân viên marketing. Họ mong muốn tạo ra một nhãn hiệu trở nên phổ biến tới mức người dùng lấy luôn tên nhãn hiệu để mô tả nhóm hàng hoặc dịch vụ đó.

Nghe tuyệt vời đó chứ, phải không? Thực ra thì lại không như vậy. Mặc dù bạn hoàn toàn có toàn quyền với nhãn hiệu cũng như quyền để bảo hộ nhãn hiệu; việc đem tên nhãn hiệu ra để miêu tả như vậy lại khiến cho những quyền khác gặp bất trắc. Nếu tên một nhãn hiệu bỗng dưng trở thành một từ thông dụng hàng ngày, nó lại trở thành trái ngước lại với tính phân biệt. Và việc có tính phân biệt chính là yếu tố căn bản để đánh giá mức độ bảo hộ của nhãn hiệu.

3. Biết bao nhiêu điều ảnh hưởng tới khả năng gây nhầm lẫn

Nhắc tới khả năng có thể phân biệt được của nhãn hiệu, phải đi kèm với khả năng gây nhầm lẫn. Trước đây, tôi từng cho rằng các nhãn hiệu chỉ cần không trùng tên, nhìn khác đi một tí là có thể đăng kí được. Tuy nhiên tôi e rằng mọi thứ lại không đơn giản như vậy.

Có hàng loạt yếu tố ảnh hưởng tới thành bại của việc đăng kí nhãn hiệu. Thêm vào đó, vẫn có một không gian để có thể trình bày ý kiến chủ quan. Nhìn chung, những yếu tố đó thường dễ hiểu và hoàn toàn có nghĩa, chỉ là các nhân viên marketing thường không hay bận tâm về chúng.

4. Lượng công việc thực sự phải làm

Quá trình sáng tạo để có thể tạo nên một nhãn hiệu có đầy đủ tên, logo, phương châm là một quá trình dài. Vậy còn những quá trình pháp lý thực sự cần thiết để đăng kí nhãn hiệu thì sao? Tôi cũng từng tin rằng nó chỉ xoay quanh việc điền vài giấy tờ và giao nộp cho cục Sáng chế và Nhãn hiệu. Nhưng tôi đã nhầm.

Việc thẩm định nhãn hiệu yêu cầu một lượng công việc khủng khiếp, bắt đầu từ việc tra cứu sơ bộ sau đó là tra cứu chuyên sâu để đảm bảo rằng tên nhãn hiệu đó thực sự là một tên nhãn hiệu mới. Trong tình huống xấu nhất, việc tra cứu thẩm định có thể mất tới hàng ngày thậm chí là hàng tuần. Với công tụ NameCheck của chúng tôi, công đoạn này có thể được hoàn thành chỉ trong 15 giây.

5. Nhóm Nice, chúng là gì?

Được rồi, tôi thừa nhận rằng mình nằm trong nhóm những gã marketing ngu dốt vì tôi chưa từng nghe tới phân nhóm Nice. Nếu bạn cũng như vậy, thì đây là một bài giải thích ngắn gọn.

Phân nhóm Nice là một hệ thống quốc tế phân nhóm các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới việc đăng kí nhãn hiệu. Mục đích chính của hệ thống này là khiến cho việc đề cập tới một nhãn hiệu cụ thể hoặc là mục đích sử dụng của chúng. Có tới 45 nhóm khác nhau trong hệ thống và được công nhận trên toàn cầu.

6. Quy định tại các nước khác nhau, đặc biệt là Trung Quốc

Mặc dù chỉ có một hệ thống Nice trên toàn thế giới, mỗi quốc gia vẫn có đặc thù riêng đối với quá trình đăng kí nhãn hiệu, kì hạn phản đối, làm mới văn bằng, thời hạn gia hạn và nhiều điều khác nữa. Tôi sẽ không đi quá chi tiết về vấn đề này, nhưng Trung Quốc nên được nêu tên trong mục này. Hệ thống nhãn hiệu của nước này, nếu không muốn nói là đứng đầu, thuộc hàng những quốc gia có qui định phức tạp nhất trên thế giới. Mỗi nhóm Nice đều được phân ra thành cách nhóm phụ nhỏ hơn. Nên hãy tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nếu bạn có mối kinh doanh ở đó.

7. Hãy lên ý tưởng về những nhãn hiệu không có nghĩa

Ý tôi là những cái tên nhãn hiệu màu mè mà không nhất thiết có nghĩa thường làm nên một cái tên có tính bảo hộ nhất. Nghĩ mà xem, hầu hết những nhãn hiệu nổi tiếng nhất đều có cái tên kì dị.

Ví dụ như Google, Pepsi, Lululemon gần như không có nghĩa gì. Tuy nhiên chúng lại là những nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu. Điều đó có nghĩa là đội ngũ marketing của họ rất tốt và có khả năng chuyển những từ không có nghĩa thành những thứ mà chúng ta đều có thể ghi nhớ. Chẳng phải đó là phương pháp tạo nên nhãn hiệu rất tốt sao? Nói tóm lại, thế giới của nhãn hiệu rất đáng kinh ngạc. Mọi nhân viên marketing nên cập nhật thường xuyên những biến động của thế giới. Vì nhìn chung, chúng có những ảnh hưởng rất lớn tới nhãn hiệu mà ta đang gây dựng.