Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, máy móc đang dần ưu tú trước sự chứng kiến của con người. Tuy nhiên, việc máy móc đang tiến xa hơn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đem đến những thách thức cho xã hội và pháp lý một vấn đề: đó là Bản quyền.
Chương trình Trí tuệ nhân tạo là một dự án do Google tài trợ để viết báo hàng tháng cho các phương tiện truyền thông địa phương, và điều đặc biệt ở đây là các bài báo được viết hoàn toàn bởi máy tính. Hay một câu chuyện khác, vào năm 2016, một máy tính nhân tạo đã cho ra đời tác phẩm The Next Rembrandt bằng việc phân tích hàng nghìn tác phẩm của nghệ sĩ người Hà Lan Rembrandt Harmenszoon van Rijn.
Không dừng lại ở đó, cũng vào năm 2016 một cuốn tiểu thuyết ngắn được viết bằng chương trình máy tính thậm chí đã lọt vào vòng hai của giải thưởng văn học quốc gia tại Nhật Bản. Bên cạnh những thành tích bất ngờ kể trên mà máy móc, hay đúng hơn là trí tuệ nhân tạo tạo ra, thì còn có rất nhiều những dự án khác được thực hiện bởi chúng.
Sự sáng tạo vô hạn
Bắt đầu từ những năm 1970, máy tính đã tạo ra vô vàn những tác phẩm nghệ thuật. Vào thời gian này, các tác phẩm theo thời gian từ thô sơ đến điêu luyện đều được cải thiện dưới bàn tay của lập trình viên vì máy tính chỉ là công cụ hỗ trợ cho họ. Tuy nhiên, ngày nay với sự đi lên của quá trình cách mạng công nghệ, con người cần phải đặt ra câu hỏi về mối liên hệ giữa máy tính và quá trình sáng tạo. Bởi, phần mềm máy tính ngày nay một tập hợp trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra các hệ thống tự điều khiển có khả năng nghiên cứu mà không cần con người lập trình cụ thể.
Ảnh hưởng đến luật bản quyền
Việc máy tính sở hữu bản quyền tác phẩm do chính nó tạo ra đã gây nên những tranh cãi về luật bản quyền. Thậm chí với tự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo, máy tính còn có thể tự đưa ra quyết định liên quan đến quá trình sáng tạo mà không cần con người can thiệp. Điều đáng chú ý là bảo vệ các tác phẩm được tạo ra bằng máy tính đơn giản như vậy, chế độ bản quyền sẽ phải mở rộng hơn nữa. Do vậy mà một số luật bản quyền đã được mở rộng để chấp nhận và công nhận sự tồn tại và bảo hộ các tác phẩm do máy tính tạo ra.
Đối với hầu hết mọi khu vực pháp lý, các tác phẩm sáng tạo đủ điều kiện để được bảo hộ bản quyền nếu tính nguyên bản của chúng là do con người, bởi con người tạo ra. Tiêu biểu là hai khu vực pháp lý Tây Ban Nha và Đức về bảo hộ bản quyền.
Ảnh hưởng thương mại
Ngày càng có nhiều yêu cầu thương mại về việc liệu giá trị và sự sáng tạo được bảo hộ hay không.
Về mặt lý thuyết, tác phẩm được tạo ra bởi máy tính có thể tự do và miễn phí để sử dụng, do đó nó không ảnh hưởng đến vấn đề bản quyền. Thế nhưng, vấn đề là sự đầu tư của con người, (có thể là chủ doanh nghiệp) vào một hệ thống tự động (với sản phẩm bất kỳ) với một lượng lớn tiền để người dùng có thể sử dụng mà không phải trả bất kỳ chi phí nào thì có đúng không? Đây chính là điều gây tranh cãi về những tác động thương mại đối với bản quyền. Vẫn rất khó để xác định tính đúng đắn của vấn đề và những tác động tiêu cực nó mang lại đối với nền kinh tế sáng tạo.
Lựa chọn pháp lý
Có hai cách mà luật bản quyền có thể xử lý các tác phẩm mà sự tương tác giữa con người là tối thiểu hoặc không tồn tại. Thứ nhất, nó có thể từ chối bảo hộ bản quyền đối với các tác phẩm do máy tính tạo ra hoặc nó có thể gán quyền tác giả của các tác phẩm đó cho người đã tạo ra chương trình. Thứ hai, đó là trao quyền tác giả cho lập trình viên, hiển nhiên ở một số quốc gia như Hồng Kông (SAR), Ấn Độ, Ireland, New Zealand và Vương quốc Anh.