Gần đây, nhóm nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Singapore đã tuyên bố phát triển thành công quy trình hoàn toàn mới biến chất thải thực phẩm thành băng gel kháng khuẩn..

Quy trình để biến những miếng vỏ sầu riêng bỏ đi thành những miếng băng y tế sẽ bao gồm việc cắt nhỏ và đông khô vỏ sầu riêng cái mà tưởng chừng sẽ vứt bỏ đi, nay đã được tận dụng triệt để, sau khi vỏ sầu riêng được đông khô sẽ tiến hành triết xuất bột cenllulose từ đây để trộn với glycerol.

Giáo sư William Chen (trái) và Tiến sĩ Tracy Cui, các tác giả của nghiên cứu. Ảnh: sohuutritue.net.vn

Kết quả của quy trình trên sẽ tạo ra hydrogel mềm và cuối cùng được cắt thành các dải băng gel kháng khuẩn có thể sử dụng để tránh viêm nhiễm cho các vết thương trong y tế.

Những ưu điểm vượt trội của sáng chế băng organo-hydrogel từ vỏ sầu riêng

Theo như nhóm nghiên cứu cho biết, băng organo-hydrogel là sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ. Hơn nữa loại băng mới này được đánh giá có khả năng giữ cho vùng bị tổn thương được mát hơn và ẩm hơn, đồng thời, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương hơn, hiệu quả vượt trội hơn so với các loại băng truyền thống.

Chen nhấn mạnh rằng với ưu điểm của loại băng organo – hydrogel mới này là giữ ẩm tốt nên phần nào nó sẽ ngăn vết thương bị khô và giảm cảm giác ngứa ngáy, thích hợp cho những người mắc bệnh về da như bệnh chàm.

Bên cạnh đó, việc sử dụng chất thải thực phẩm và nấm men để làm băng kháng khuẩn tiết kiệm chi phí hơn so với các loại băng có đặc tính kháng khuẩn đến các hợp chất kim loại đắt tiền như ion bạc hoặc đồng.

Chia sẻ về điều khiến nhóm nghiên cứu tạo nên quy trình này, Giáo sư William Chen, Giám đốc chương trình khoa học và công nghệ thực phẩm tại NTU cho biết: “Ở Singapore, chúng tôi tiêu thụ khoảng 12 triệu quả sầu riêng mỗi năm. Ngoài phần múi (thịt), chúng tôi không thể làm gì nhiều với vỏ và hạt. Vỏ sầu riêng – chiếm hơn một nửa thành phần của sầu riêng – thường bị vứt bỏ và đốt, góp phần tạo ra chất thải môi trường”

Việc tái chế vỏ sầu riêng thành băng y tế đã mang lại vô số những hiệu ứng tích cực. Một chủ cửa hàng kinh doanh sầu riêng tại Singapore cho biết, việc có thể tận dụng các phần bỏ đi của trái cây để làm băng y tế sẽ là sự đổi mới lớn giúp nông nghiệp phát triển bền vững hơn.

Nhóm nghiên cứu nói thêm rằng công nghệ này cũng có thể biến chất thải thực phẩm khác như hạt đậu nành và ngũ cốc đã qua sử dụng thành hydrogel, giúp hạn chế lãng phí thực phẩm của đất nước. Đây chính là giải pháp hữu hiệu giúp phần nào giảm tải được lượng chất thải ra môi trường, mang lại giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp, và tạo ra được các sản phẩm mới có nhiều ưu điểm vượt trội.­­

Bên cạnh đó, việc sử dụng chất thải thực phẩm và nấm men để làm băng kháng khuẩn tiết kiệm chi phí hơn so với các loại băng có đặc tính kháng khuẩn đến các hợp chất kim loại đắt tiền như ion bạc hoặc đồng

(Tham khảo từ khoahoc.tv)