Vi phạm nhãn hiệu 

Mới đây, công ty Allscripts đã khởi tố CarePortMD lên Tòa án Quận Hoa Kỳ ở Delaware vì vi phạm một nhãn hiệu đã được đăng ký của Allscripts. Cụ thể, Allscripts tuyên bố rằng họ đã đăng ký nhãn hiệu “CarePort” ở Văn phòng Nhãn hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ (USPTO) hồi tháng 1 năm 2013. 

Allscripts and Manorama Infosolutions partner to deliver a Health  Information Exchange and population health management services in India and  other emerging markets | Business Wire
Allscripts Healthcare Solutions, Inc.. Ảnh: as.allscripts 

Nguyên do của vụ kiện 

Năm 2016, Allscripts mua lại CarePort Health – một công ty phần mềm với mục tiêu kết nối các nhà cung cấp và người trả tiền cấp tính và hậu cấp tính. 

Trong tuần nộp đơn kiện, Allscripts thông báo rằng họ có kế hoạch bán mảng kinh doanh điều phối dịch vụ chăm sóc sức khỏe CarePort với giá 1,3 tỷ đô la Mỹ cho WellSky – một nhà cung cấp giải pháp phần mềm chăm sóc sức khỏe. 

Trong quá trình này, các tài sản trí tuệ và nhãn hiệu của một công ty có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị tổng thể và tài chính của công ty đó. Với 1,3 tỷ đô la Mỹ trong vòng nguy hiểm, Allscripts có lý do chính đáng để bảo vệ nhãn hiệu liên quan đến hoạt động kinh doanh CarePort của mình. 

Tranh chấp với CarePortMD 

CarePortMD trước đây hoạt động với tên gọi công ty TNHH ER at Home. Đây là một công ty khám chữa bệnh từ xa và chăm sóc khẩn cấp. Theo đơn kiện, công ty đã đăng ký nhãn hiệu cho cái tên CarePortMD vào tháng 9 năm 2018. 

CarePortMD | LinkedIn
Công ty Mỹ CarePortMD có trụ sở tại Delaware. Ảnh: linkedin 

Allscripts tuyên bố rằng việc sử dụng tên của CarePortMD có nhiều khả năng gây nhầm lẫn với các dịch vụ của Allscripts được cung cấp dưới cái tên tương tự. Bởi vì các dịch vụ của CarePortMD hướng đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm các dịch vụ y tế từ xa thông qua một nền tảng trực tuyến. Điều này có sự tương tự có khả năng nhầm lẫn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Allscripts – dịch vụ cũng được cung cấp qua nền tảng trực tuyến.  

Giải quyết trong hòa bình? 

Allscripts tuyên bố rằng từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2020, hai công ty đã liên lạc với nhau nhằm tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn trong hòa bình. Tuy nhiên, đến tận bây giờ Allscripts và CarePortMD vẫn không thể cùng đưa ra được thỏa thuận nào có lợi cho cả 2 bên. 

Allscripts cho biết họ đã phải chịu “những thiệt hại đáng kể” và đang yêu cầu tòa án ra lệnh cho CarePortMD ngừng sử dụng cái tên này. Đồng thời, Allscripts cũng yêu cầu bồi thẩm đoàn xét xử để đưa ra định mức bồi thường thiệt hại hợp lí. 

Xiang Wang – một đối tác của Orrick Herrington & Sutcliffe ở Bắc Kinh cho biết: “Allscripts đang đòi bồi thường thiệt hại gấp ba lần (bao gồm lợi nhuận của bị đơn hoặc bất kỳ thiệt hại nào mà nguyên đơn phải gánh chịu, tùy theo mức nào lớn hơn) vì hành vi cố ý vi phạm nhãn hiệu.” 

“Không có con số rõ ràng nào được Allscripts chỉ ra trong đơn khiếu nại của mình. Bởi vì số tiền lợi nhuận của bị đơn và những thiệt hại mà nguyên đơn phải gánh chịu (nếu có) sẽ được xác định chính xác trong quá trình thẩm định tài chính.” 

Bài học rút ra từ vụ tranh chấp giữa Allscripts và CarePortMD 

Vậy tóm lại, các công ty lớn sẽ có thể bắt nạt các công ty nhỏ? Công ty nhỏ không thể làm gì khác ngoài việc chấp nhận số phận?  

Ông Wang nói: “Chà… Chúng ta không nên đưa ra tuyên bố như vậy kể cả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hay bất kỳ lĩnh vực nào khác. Mỗi tranh chấp, mâu thuẫn nên được phân chia rõ ràng.”  

Trong vụ kiện này, Allscripts đã nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu “CarePort” vào mùng 6 tháng 12 năm 2012 và đăng ký thành công vào mùng 5 tháng 11 năm 2013; trong khi CarePortMD đã nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu “CarePortMD” vào ngày 20 tháng 7 năm 2017 và đăng ký thành công vào ngày 11 tháng 9 năm 2018.  

Allscripts tuyên bố rằng, hai nhãn hiệu của hai công ty giống nhau một cách khó hiểu. Tuy nhiên điều làm vụ kiện trở nên dễ phân xử hơn là thực tế rằng Allscripts đã đăng ký nhãn hiệu trước. Do đó Allscripts có các lợi thế quyền cao hơn liên quan đến việc đăng ký trước CarePortMD.  

Tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu 

Mặc dù các công ty lớn có thể có nhiều nguồn lực tài chính hơn để “chạy theo” các cuộc chiến pháp lý về quyền SHTT. Tuy nhiên, các chủ sở hữu đã đăng ký nhãn hiệu trước đối thủ (bất kể quy mô công ty) thường có ưu thế lớn hơn. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình.  

Đăng ký nhãn hiệu sớm có thể mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu. Các nhãn hiệu được đăng ký sẽ trở nên mạnh hơn, chủ sở hữu có thể yên tâm phát triển và mở rộng phạm vi tiếp thị sản phẩm của mình. Đồng thời, việc bảo vệ nhãn hiệu đã được đăng ký từ các khiếu nại liên quan đến hành vi gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

-Monster Hunter-