Hoạt động bảo hộ nhãn hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập các quyền có thể được bảo hộ lâu dài trong bộ nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp. Bộ nhận diện thương hiệu có thể bao gồm tên, nhãn hiệu, logo, khẩu hiệu và các dấu hiệu khác. Hầu hết các đối tượng trên đều có thể được bảo hộ theo các quy định về nhãn hiệu tại các quốc gia và khu vực.
Đừng đặt tên nhãn hiệu với các cụm từ mang tính mô tả
Đừng chỉ dựa vào các cụm từ mang tính mô tả khi đặt tên cho nhãn hiệu. Các cụm từ chung chung dùng để mô tả loại hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ không bao giờ có thể được bảo vệ dưới dạng nhãn hiệu.
Nếu được một bên thứ ba giúp phát triển thương hiệu, cho dù đó là đối tác hay công ty tư vấn tiếp thị và xây dựng thương hiệu, hãy đảm bảo thỏa thuận phù hợp với những người có liên quan khi chuyển nhượng các quyền SHTT và chắc chắn rằng doanh nghiệp vẫn sẽ sở hữu những tài sản này để tránh việc không rõ ai là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu.
Tiến hành tra cứu nhãn hiệu
Các quy định về nhãn hiệu của hầu hết các quốc gia đều liên quan đến các quyền độc quyền đối với nhãn hiệu được sử dụng liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể, với điều kiện là nhãn hiệu đó chưa được bên thứ ba sử dụng cho các hàng hóa/dịch vụ giống hoặc tương tự.
Đầu tiên, các doanh nghiệp nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu để xác định các nhãn hiệu giống hoặc tương tự, hay những nhãn hiệu có thể gây khó khăn cho việc sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp. Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mà không thực hiện hoạt động tra cứu nhãn hiệu trước có thể sẽ dẫn đến những vấn đề rất tốn kém, vì phí nộp đơn sẽ không bao giờ được hoàn lại, theo đó là chi phí tranh tụng giành các quyền đối với nhãn hiệu cho dù là trước tòa án hay khi giải quyết tranh chấp này tại các văn phòng nhãn hiệu của các quốc gia sẽ rất cao.
Phương pháp hiệu quả nhất khi đăng ký nhãn hiệu là dành một khoản đầu tư nhỏ để nhận được sự hỗ trợ pháp lý cần thiết. Một luật sư có nhiều kinh nghiệm trong việc đăng ký và theo dõi trạng thái nhãn hiệu sẽ có thể thực hiện nhanh chóng những thủ tục phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng có thể chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn với nhãn hiệu của doanh nghiệp và có thể phát triển một chiến lược để chủ động quản lý những nhãn hiệu đó.
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Khi đã hoàn thành việc tra cứu nhãn nhãn hiệu và doanh nghiệp đang rất muốn bắt đầu sử dụng nhãn hiệu đó. Mặc dù họ không cần đợi thêm để sử dụng nhãn hiệu của mình, nhưng chắc chắn họ nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ngay lập tức để bảo hộ nhãn hiệu đó cho hàng hóa/dịch vụ mà mình đang bán hoặc cung cấp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở đâu? Chắc chắn việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mới tại mọi quốc gia và khu vực trên thế giới sẽ không có hiệu quả về mặt kinh tế. Bằng cách chỉ nộp đơn đăng ký tại các quốc gia nơi doanh nghiệp có dự định sẽ sử dụng thương hiệu và/hoặc sản xuất các sản phẩm sử dụng sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.
Mặc dù hầu hết các văn phòng nhãn hiệu cho phép chủ đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến, nhưng cũng có những lý do để chủ đơn yêu cầu sự hỗ trợ từ những chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp.
Mặc dù nhiều cổng thông tin trực tuyến của các văn phòng nhãn hiệu đã có những thông tin hướng dẫn nộp đơn, nhưng việc tự nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể dẫn đến những khó khăn cho chủ sở hữu khi sử dụng nhãn hiệu trong tương lai. Vấn đề thậm chí còn rắc rối hơn khi người nộp đơn sử dụng dịch vụ pháp lý của một bên không phải là công ty luật nhưng lại cung cấp dịch vụ hỗ trợ nộp đơn. Thông thường, các công ty này chỉ yêu cầu chủ đơn cung cấp thông tin cơ bản để nộp đơn đăng ký và không chỉ ra bất kỳ vấn đề nào liên quan đến khả năng đăng ký của nhãn hiệu, chẳng hạn như tính mô tả hoặc tính chung chung của nhãn hiệu hay với các lý do khác. Mặc dù các công ty này có thể cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên sâu tính phí bổ sung, nhưng họ không có khả năng để giải quyết các phản đối hoặc yêu cầu phức tạp từ các văn phòng nhãn hiệu.
Theo đó, giải pháp an toàn và tiết kiệm chi phí hơn là sử dụng dịch vụ pháp lý của các công ty luật uy tín. Nhiều công ty sẽ cung cấp các thỏa thuận về phí cố định và cung cấp những dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp. Họ có thể hỗ trợ chủ đơn xác định xem liệu có nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở nhiều quốc gia và khu vực hay không và nếu có, các công ty này có thể phát triển một chiến lược nộp đơn đăng ký nhãn hiệu toàn diện để bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp.
Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp, văn phòng nhãn hiệu sẽ thẩm định đơn đăng ký và có thể đưa ra những yêu cầu cụ thể với đơn đăng ký, thông báo phản đối hình thức hay các thông báo tương tự. Luật sư có chuyên môn về nhãn hiệu sẽ có thể tư vấn cho doanh nghiệp và soạn thảo một câu trả lời để giải quyết những yêu cầu và phản đối đó.
Xây dựng và kiểm soát thương hiệu trực tuyến
Đầu tiên, hãy sử dụng thương hiệu của bạn một cách thống nhất để có được sự công nhận của khách hàng. Nếu doanh nghiệp đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với kiểu chữ đặc biệt, hãy sử dụng nhãn hiệu với kiểu chữ giống với nhãn hiệu đã được đăng ký. Việc sử dụng nhãn hiệu không giống với nhãn hiệu đã được đăng ký tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Thứ hai, hãy bảo hộ nhãn hiệu bằng cách nộp đơn đăng ký thương hiệu đó dưới dạng tên miền và bảo vệ thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook cũng như các nền tảng tương tự khác.
Các doanh nghiệp nên giám sát thương hiệu của mình trên các nền tảng mạng xã hội và đảm bảo rằng thương hiệu của họ không bị xâm phạm hoặc bị sử dụng sai mục đích. Thông thường, khách hàng sẽ là người đầu tiên thông tin cho doanh nghiệp nếu những hành vi xâm phạm như vậy xảy ra. Nếu doanh nghiệp gặp phải những trường hợp sử dụng trái phép như vậy, họ sẽ cần đánh giá xem liệu việc sử dụng trái phép như vậy có gây ảnh hướng đến doanh nghiệp đến mức độ họ phải hành động ngay lập tức hay không.
Chỉ cần đầu tư một chút thời gian và vốn, cùng với những ý kiến tư vấn pháp lý để đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ có thể được sử dụng theo cách hiệu quả nhất!