Những ngành, nghề về Creative có lẽ là những việc dễ gây ra hành vi vi phạm bản quyền nhất. Kể cả đối với người họa sĩ, nhà thiết kế, hay lập trình viên, vấn đề bản quyền vẫn cần được quan tâm đúng cách. Kiến thức về bản quyền luôn là điều quan trọng dù cho bạn là bất kỳ ai.

Việc nắm rõ các yếu tố về bản quyền giúp cho các sản phẩm của bạn tránh bị sao chép. Theo lẽ tự nhiên, một người làm trong nghề Creative sẽ vạch rõ những ý tưởng trước, sau đó sẽ bắt tay vào thực hiện. Một số khác sẽ tận dụng phạm vi về việc sao chép tác phẩm và sử dụng tác phẩm khác tạo cảm hứng cho bản thân. Từ đó, họ sẽ tạo ra riêng cho mình một tác phẩm mới. Các thuật ngữ về thiết kế cũng ra đời từ đây. Mục đích là để giúp cho nhà thiết kế hiểu được những quyền cơ bản của mình.

Để hiểu rõ hơn về những yếu tố trong vấn đề bản quyền, các nhà thiết kế cần lưu ý 5 thuật ngữ sau đây:

Thuật ngữ nhà thiết kế

Thuật ngữ thiết kế – Biến đổi tác phẩm (Transformative Work)

Đây là hành động biến đổi 1 tác phẩm gốc thành một tác phẩm mới. Người sử dụng sẽ thêm hoặc bót đi các yếu tố nghệ thuật trong sáng tác. Việc làm này sẽ thay đổi ý nghĩa, hình dạng của tác phẩm ban đầu, từ đó tạo ra sản phẩm mới thuộc quyền sở hữu của bản thân.

Thuật ngữ thiết kế – Tác phẩm phái sinh (Derivative Work)

Theo tên gọi đã nêu, tác phẩm phái sinh là những tác phẩm dựa trên nguyên mẫu có sẵn. Tác phẩm phái sinh tuy có thêm những sự thay đỏi mang tính sáng tạo về thiết kế, song vẫn giữ lại những yếu tố cơ bản của tác phẩm ban đầu. Nếu tác phẩm gốc không do bạn sáng tạo ra nhưng bạn được cấp quyền sử dụng, những thay đổi của riêng bạn mới được luật bản quyền bảo vệ.

Thuật ngữ thiết kế – Vô tình vi phạm (Innocent infringement)

Đây là hành vi xảy ra thường xuyên đối với bất kỳ cá nhân, người nào. Đặc biệt với các nhà thiết kế thiếu kinh nghiệm, họ sẽ lấy sản phẩm của người khác để sử dụng, phục vụ mục đích của mình. Nghe có vẻ rất đơn giản những thực chất, hành động này đã vô tình khiến bạn rơi vào tình trạng ăn cắp bản quyền. Lý do là bởi bạn chưa được tác giả của sản phẩm cho phép sử dụng. Đặc biệt, nếu việc sử dụng này còn tạo ra những yếu tố về kinh tế, thu lợi cá nhân, chủ sở hữu hoàn toàn có thể kiện bạn ra tòa với tội danh ăn cắp bản quyền.

Để tránh lỗi vi phạm này, nhà thiết kế hay người sử dụng cần thêm Copyright © [Năm phát hành lần đầu của tác phẩm]. All rights reserved vào sản phẩm của mình.

Thuật ngữ thiết kế – Luật bảo vệ quyền tác giả (DMCA)

DMCA viết tắt cho The Digital Millennium Copyright Act. Đây là bộ luật về bản quyền của Hoa Kỳ áp dụng với các sản phẩm kỹ thuật số. DMCA có mục đích là bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu bản quyền và người sử dụng. Giả sử một cá nhân vi phạm bản quyền của một tác phẩm trên mạng của chủ sở hữu, thông qua luật DMCA, chủ sở hữu có thể yêu cầu công ty host của trang web đó đóng cửa với tội danh vi phạm bản quyền.

Thuật ngữ thiết kế – Sử dụng hợp lý (Fair Use)

Dù trong luật bản quyền có quy định rất rõ ràng về việc sử dụng sản phẩm của người khác, nhưng vẫn có trường hợp mà người dùng hoàn toàn không vi phạm. Fair Use là trường hợp như thế.

Luật về sử dụng hợp lý cho phép người sử dụng tác phẩm có bản quyền nhưng chỉ trong mục đích giáo dục, báo cáo. Các nhà thiết kế có thể sử dụng tác phẩm có bản quyền theo luật sử dụng hợp lý bằng cách trích đoạn hay 1 phần tác phẩm. Tuy nhiên, việc trích đoạn này không được phép gây tổn hại tới giá trị thương mại của tác phẩm gốc.

Trên đây là top 5 thuật ngữ mà các nhà thiết kế cần phải biết để tránh những vi phạm bản quyền không đáng có cho bản thân. Nghề thiết kế có thể là một công việc không mấy vui vẻ nhưng đừng vì thế mà đánh mất niềm yêu thích của bản thân. Thông qua bài viết trên, chúng tôi muốn giúp các nhà thiết kế có cái nhìn thiện cận hơn với việc sử dụng các sản phẩm của người khác. Luật bản quyền sẽ không đứng về phía người vi phạm dù cho có là vô ý hay không.

Hãy luôn vận dụng trí tưởng của mình một cách tối đa để tạo ra những giá trị riêng cho bản thân và cho mọi người.

Đọc thêm các bài viết về bản quyền trong thiết kế tại đây.