Nếu cá nhân, tổ chức hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam vi phạm những điều cấm theo quy định của pháp luật hoặc không còn đáp ứng được khả năng hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam nữa thì cá nhân, tổ chức đó sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.

Nếu cá nhân, tổ chức đáp ứng được các điều kiện về việc kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thì họ sẽ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đó.

Thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam

Tuy nhiên, sau khi đã được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam thì cá nhân, tổ chức hành nghề cũng có thể bị thu hồi giấy phép nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp có căn cứ khẳng định đại diện sở hữu công nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện kinh doanh, hành nghề quy định tại Điều 154 và Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ: Trong trường hợp này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ xóa tên đại diện sở hữu công nghiệp đó trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
  • Trường hợp tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 152 và Điều 153 của Luật Sở hữu trí tuệ: Dựa theo tính chất nghiêm trọng của vi phạm thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp người đại diện sở hữu công nghiệp có sai phạm về chuyên môn, nghiệp vụ trong khi hành nghề hoặc vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều 152 và điểm a khoản 1 Điều 153 của Luật Sở hữu trí tuệ: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà cá nhân vi phạm có thể bị cảnh cáo, phạt tiền, hoặc thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.