Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 về thương mại điện tử (TMDT) trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ước tính, Việt Nam sẽ đạt quy mô thị trường tỷ USD trong 5 năm tới. Thị trường TMDT Việt Nam chủ yếu thuộc về các “ông lớn” quốc tế như Amazon và Alibaba; trong khi đó những doanh nghiệp hoạt động trong ngành này cũng có rất nhiều trang bán hàng trực tuyến.

Thị trường Logistics Thương mại Điện tử Việt Nam được xác định như thế nào?

Hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển. Điều này đã thúc đẩy tần suất giao hàng quy mô lớn trên khắp các tỉnh thành. Từ đây, các dịch vụ mới dành riêng cho hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam ra đời. TMDT tại Việt Nam được dự đoán sẽ phát triển với tốc độ tốt nhờ vào sự phổ biến của internet băng thông rộng và các dịch vụ công nghệ. Bên cạnh đó, công nghệ thanh toán trực tuyến cùng với xu hướng bán hàng xuyên biên giới ngày càng tăng cao, góp phần tạo ra tác động tích cho nền kinh tế.

Thị trường logistics TMDT Việt Nam đã tạo ra doanh thu trị giá hàng triệu USD trong năm 2015. Kết quả này nhờ vào khả năng tiếp cận Internet, điện thoại thông minh cùng với xu hướng mua sắm trực tuyến. Thị trường được thống trị bởi các nhà cung cấp dịch vụ thứ ba như GHN, Viettel Post, VN Post và DHL ecommerce. Tiếp theo là các nhà bán hàng TMDT như Lazada, Shopee, Tiki và những cá nhân/tổ chức khác. Khách hàng luôn có xu hướng thay đổi sở thích mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến. Điều này đã làm số lượng đơn đặt hàng trực tuyến tăng theo cấp số nhân. 

Logistics và thương mại điện tử: Giải pháp duy nhất là liên kết
Thị trường Logistic TMDT Việt Nam. Ảnh: Tap Chi Tai Chinh

Phân khúc thị trường Logistics thương mại điện tử Việt Nam

Theo kênh

Các công ty 3PL (Third Party Logistics – hậu cần bên thứ 3) Việt Nam đã thống trị thị trường logistics thương mại điện tử, với thị phần chiếm phần lớn về số lượng đơn hàng nhận được trong năm 2017. Một số công ty 3PL lớn bao gồm VN Post, Viettel Post, GHN và các công ty khác cung cấp dịch vụ “end to end”.  Tức là từ việc đảm bảo hàng hóa từ trong kho cho đến khi vận chuyển. Trong khi đó, số thị phần còn lại nằm trong tay các nhà bán hàng TMDT thông qua đội ngũ hậu cần nội bộ. Các công ty TMDT lớn tại Việt Nam có thể kể đến Lazada Việt Nam, Adayroi và Tiki.

Theo tốc độ giao hàng

Giao hàng trong 2 ngày thường được gọi là phân khúc giao hàng tiêu chuẩn. Đây được coi là lựa chọn giao hàng ưu tiên nhất đối với người mua trực tuyến Việt Nam. Lý do là bởi tính giao hàng miễn phí giữa nhiều nhà bán lẻ. Phân khúc này thống trị về thị phần trong số lượng đơn đặt hàng. Tiếp theo là phân khúc giao hàng 1 ngày, được đánh giá ở mức triệu đô trong năm 2017. Người tiêu dùng luôn mong muốn các nhà bán lẻ được giao hàng nhanh từ các nhà bán lẻ. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng trong hình thức giao hàng trong ngày tại Việt Nam. Phân khúc này chiếm thị phần lớn, do đó được đánh giá đạt cao trên thị trường logistics thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2017.

Bằng phương thức thanh toán

Hình thức Thu tiền khi Giao hàng (COD) tự khẳng định vị trí dẫn đầu trong mảng hậu cần Thương mại điện tử Việt Nam với tỷ trọng doanh thu khủng trong năm 2017. Thu tiền khi Giao hàng (COD) vẫn là phương thức thanh toán chủ đạo được các thương nhân sử dụng. Lý do chủ yếu là do niềm tin của người tiêu dùng vào thanh toán trực tuyến thấp và khả năng tiếp cận thanh toán qua thẻ còn hạn chế. Các phương thức thanh toán khác như chuyển khoản, thẻ thanh toán; thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng; ví điện tử và thẻ cào chiếm thị phần còn lại trên thị trường logistics TMDT Việt Nam trong năm 2017.

Theo khu vực giao hàng

Phân khúc liên tỉnh trong thị trường logistics thương mại điện tử Việt Nam đã khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường, với thị phần khổng lồ về số lượng đơn hàng. Giao hàng liên tỉnh chủ yếu xảy ra với vận chuyển trên mặt đất. Trong đó xe tải nhỏ được ưu tiên vận chuyển đơn hàng của nhiều khách trên cùng một tuyến đường. Phân khúc này chiếm ưu thế nhờ khả năng chịu tải của xe. Thị phần doanh thu còn lại được chiếm bởi mảng nội địa trên thị trường logistics thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2017.

-Lootnep-