Trong thập kỉ qua, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên phổ biến ở những nước Châu Á nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Điều này là bởi vì thế giới đang trong giai đoạn bứt tốc phát triển, chuyển biến từ kỉ nguyên công nghiệp sang kỉ nguyên kĩ thuật số với tài sản trí tuệ là trung tâm, nguồn gốc của mọi sự phát triển. Chính vì vậy mà chắc chắn rằng trong thập kỉ, thậm chí là thế kỉ tới thì Sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo sẽ chắc chắn là các yếu tố quan trọng nhất, đứng sau sự phát triển thịnh vượng của xã hội.

Sự tiến lên của sở hữu trí tuệ

Ngoài những nước phía tây vốn đã có nền tảng sở hữu trí tuệ mạnh mẽ từ lâu thì hầu hết các nước Châu Á vài thập kỉ trước có thể còn chưa có khái niệm nào cụ thể về sở hữu trí tuệ chứ không cần phải bàn đến bộ luật riêng về quyền sở hữu trí tuệ.

Điều này là bởi vì thời kì đấy các nước phương đông vẫn còn đang trong tình trạng chiến tranh liên miên, không ai có đủ tinh lực để quản về sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, một lí do quan trọng hơn cả nữa là vì hồi đó, hầu hết các yếu tố tạo nên sự phát triển của kinh tế đều đến từ hàng hóa vật chất – những thứ có thể sờ được, nhìn thấy được, ăn được,…

Tuy nhiên, đến hiện tại, xã hội Châu Á đã dần có sự thay đổi trong cơ cấu các yếu tố tạo nên giá trị hàng hoá. Xã hội chuyển dần từ thời kì sản xuất nông nghiệp với lúa mì, rau quả, bò gà,… tạo nên bởi sức lao động cơ bắp của người nông dân, đến thời kì công nghiệp với máy móc làm chủ đạo, thay thế dần dần vị thế độc tôn của lao động cơ bắp.

Hiện nay, xã hội được dẫn dắt phát triển dựa trên lao động trí thức với bác sĩ, luật sư, giáo viên,… làm trọng tâm vận hành của xã hội. Sự chuyển đổi dần dần sang nền kinh tế tri thức khiến cho hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm và dịch vụ ngày càng lớn lên, trở thành một yếu tố quyết định tính cạnh tranh trong xã hội.

Qua đó, sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo sẽ là chìa khóa của sự bền vững hiệu quả của xã hội. Ngành công nghiệp sở hữu trí tuệ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu và hệ thống sở hữu trí tuệ là thứ cho phép sự sáng tạo của con người trở thành công nghệ thực tế, góp phần phát triển xã hội nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Vai trò của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Sở hữu trí tuệ đóng một vai trò cực kì thiết yếu đối với các doanh nghiệp – xương sống của mọi xã hội.

Với sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sẽ có chìa khóa vạn năng để mở khóa các nghiên cứu, phát triển công nghệ đi trước thời đại. Từ đó, tạo nên lợi thế cực lớn đối với các đối thủ trên thị trường, tạo nên vị thế độc nhất không thể xâm phạm.

Không chỉ vậy, sở hữu trí tuệ cũng có khả năng giúp thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư, tăng giá trị của doanh nghiệp trong các giao dịch mua bán sáp nhập (M&A) và cổ phần hoá.

Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ làm đòn bẩy thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế xã hội và ngược lại chính là một trong những mục tiêu chung của cả chính phủ và doanh nghiệp.

Sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo trong đại dịch

Sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo càng trở nên nổi bật hơn trong thời kì Covid-19 khi gần như mọi ngành dịch vụ, sản xuất vật chất đều phải tạm dừng do các lệnh hạn chế đi lại, cách ly,…

Tuy nhiên, tài sản trí tuệ lại không có hạn chế. Ngược lại, nó còn phát triển mạnh hơn, dẫn dắt cả thế giới trong cuộc đấu tranh với Covid-19. Các bằng bảo hộ sáng chế cho các loại vaccine, các phương pháp, sáng tạo hữu ích để đấu tranh virus Corona,… liên tục được cấp cho các cá nhân, tổ chức đổi mới sáng tạo trên khắp toàn cầu, tạo nên nguồn lợi nhuận khó thể đo đếm.

Bàn về vấn đề này, bà Margret Fong, giám đốc điều hành của Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông cho biết: “Chúng ta đang sống trong thời kỳ đổi mới to lớn và phát triển công nghệ theo cấp số nhân. Đại dịch đã nhắc nhở chúng ta rằng bất chấp sự khéo léo của chúng ta, chúng ta dễ bị tổn thương bởi các tác động của tự nhiên, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự bền vững, điều này sẽ trở thành mối quan tâm ngày càng tăng đối với các công ty và cộng đồng, và cách thức đổi mới sẽ giải quyết các thách thức toàn cầu.”

REGULATIONS ON THE CRIMES OF INTELLECTUAL PROPERTY OF CRIMINAL CODE 2015 |  Trademark In Vietnam | Vietnam IP Agent - Patent Attorney - Trademark  Attorney
Tầm quan trọng của Sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo trong thế kỉ tới. Nguồn: ipright

Daren Tang, Tổng giám đốc của WIPO cho biết: “Đơn đăng ký về sở hữu trí tuệ đã chứng tỏ khả năng phục hồi trong 20 tháng qua (của SHTT), bất chấp những thách thức của đại dịch.”

Về các mức tăng nổi bật trong năm nay, ông cho biết rằng các đơn đăng ký nhãn hiệu đã tăng hơn 17% lên 17 triệu, các đơn đăng ký sáng chế tăng 1,6% lên chỉ dưới 3,3 triệu trên toàn cầu.

“Chúng ta đang chứng kiến ​​sự thay đổi sâu sắc từ tài sản hữu hình sang tài sản vô hình như IP và dữ liệu, và trong suốt 50 năm qua, giá trị tài sản vô hình này của các công ty được liệt kê trên S&P 500 đã tăng từ 20% lên gần 90 % ngày nay.”
Tổng giám đốc WIPO giải thích thêm: Trên toàn cầu, tài sản vô hình hiện được ước tính trị giá hơn 65 nghìn tỷ USD, nhiều hơn giá trị của nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc cộng lại.

Ông Tang tiếp tục nói rằng sự thay đổi này đang làm dấy lên mối quan tâm lớn hơn liên quan đến việc định giá quyền sở hữu trí tuệ cũng như tài trợ và thế chấp quyền sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy mà sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo giờ đây đã trở nên đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia.

Riêng về Châu Á, Tổng giám đốc WIPO cho biết rằng khu vực này hiện đang là động lực thúc đẩy chính cho tăng trưởng IP toàn cầu. Nếu như 10 năm trước, châu Á chiếm 5 trong 10 đơn đăng ký SHTT thì bây giờ đã chiếm gần 7 trong số 10 đơn đăng ký toàn cầu.

Điều này được thể hiện rõ nhất ở việc, lần đầu tiên trong lịch sử, Ấn Độ trở thành một trong Top 5 văn phòng SHTT hàng đầu thế giới.

Dẫu rằng đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi ngành nghề, bao gồm cả sở hữu trí tuệ nhưng ông Tang cho biết: “(Dẫu rằng) Cộng đồng sở hữu trí tuệ toàn cầu không thể tiến hành hoạt động kinh doanh như bình thường, tuy nhiên ta phải nắm bắt cơ hội này để đảm bảo rằng một hệ sinh thái sở hữu trí tuệ cân bằng và hiệu quả, một hệ sinh thái hoạt động cho mọi người ở mọi nơi, được áp dụng cho tất cả các quốc gia trên thế giới.”

Đổi mới sáng tạo là một động lực thúc đẩy phát triển

Carrie Lam, giám đốc điều hành của chính quyền Hong Kong SAR cho biết: “Phát triển bền vững là trọng tâm trong tương lai của chúng ta và đổi mới là yếu tố then chốt để hiện thực hóa (mục tiêu) bền vững.”

Bà Lam cho biết trong 4 năm qua, chính phủ Hồng Kông đã đầu tư 17 tỷ USD vào đổi mới và công nghệ. Trong cùng khung thời gian, số lượng công ty khởi nghiệp đã tăng 68% lên mức cao kỷ lục 3755 vào năm 2021; đầu tư mạo hiểm tăng 9,2 tỷ HK $ (1,18 tỷ USD) vào năm 2017 lên 9,9 tỷ HK $ vào năm 2020; và 12 con kỳ lân (unicorn – thuật ngữ chỉ một công ty khởi nghiệp do tư nhân tổ chức có giá trị hơn 1 tỷ đô la) đã được ươm tạo tại Hồng Kông.

Tiến sĩ Shen Changyu, ủy viên Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc, đồng ý và giải thích rằng đổi mới là động lực đầu tiên của sự phát triển và bảo vệ quyền SHTT có nghĩa là bảo vệ sự đổi mới.

 (Tham khảo từ AsiaIPlaw)