Thương hiệu (brand) và nhãn hiệu (trademark) là 2 khái niệm song hành và thường được nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, dù có sự tương đồng nhất định nhưng bản chất khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu là rất lớn. Trong bài viết sau, VLIP sẽ chỉ ra sự khác biệt và song hành giữa thương hiệu và nhãn hiệu.

Khái niệm

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt các loại hàng hóa dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu bảo hộ tại Việt Nam phải có nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định hiện hành thì những dấu hiệu như mùi vị, xúc giác sẽ không được bảo hộ do không có quy định về bảo hộ các loại nhãn hiệu này.

Dấu hiệu âm thanh đã chính thức được bảo hộ là nhãn hiệu tại Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2022 theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.

Thương hiệu không hề được quy định chính thức trong bất kì văn bản quy phạm pháp luật nào. Theo cách hiểu thông thường tại Việt Nam và thế giới thì thương hiệu (brand) là những gì tạo nên sự liên tưởng của khách hàng.

Thương hiệu chính là dấu ấn của sự tin cậy, bộ mặt của một doanh nghiệp hay một tổ chức, cá nhân nào đó (thương hiệu cá nhân).

Khi nói đến thương hiệu, khách hàng sẽ liên tưởng đến tất cả những thứ tạo nên thương hiệu, bao gồm cả nhãn hiệu. Qua đó, về mặt nào đó thì nhãn hiệu là yếu tố nhỏ hơn, nằm trong thương hiệu một công ty, sản phẩm nào đó.

Ví dụ, McDonalds’ có thể có 2 nhãn hiệu là McDonald và BigMac, cùng với hàng trăm, hàng ngàn nhãn hiệu khác nhưng khi nói về thương hiệu McDonalds’ thì khách hàng chỉ có duy nhất một thương hiệu – McDonalds’.

Sự song hành giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Một doanh nghiệp có thể thành công, xây dựng được thương hiệu của mình mà không cần nhãn hiệu bởi lẽ hình ảnh, khái niệm của thương hiệu đó đã ăn sâu vào tâm trí khách hàng trên thế giới, tạo nên dấu ấn độc nhất vô nhị của mình.

Ngược lại, một nhãn hiệu không mặc định trở thành một thương hiệu được người người biết đến. Nhãn hiệu có thể được đăng ký nhưng không được đưa vào sử dụng sẽ không hình thành thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Mặt khác, dù xuất hiện trên thị trường nhưng nhãn hiệu không tạo thành điểm nhấn hoặc điểm nhấn quá khó để nhận biết cũng sẽ gây tranh cãi liệu nó có được coi là thương hiệu hay không.

Sự song hành giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Bởi lẽ khái niệm về thương hiệu vốn không được quy định cụ thể và cũng không có thang điểm nào để quy định đây là thương hiệu, kia không phải là thương hiệu.

Dẫu vậy, theo thị hiếu thị trường thì một nhãn hiệu thành công, nổi tiếng chắc chắn sẽ trở thành thương hiệu và chắc chắn rằng quy trình này sẽ dễ dàng hơn việc một thương hiệu thành công mà không chú trọng đến các quyền sở hữu trí tuệ nhiều.

Trên thị trường hiện nay, cách xây dựng thương hiệu phổ biến mà hiệu quả chính là bắt đầu từ nhãn hiệu. Nhãn hiệu sẽ chính là khởi nguồn để từ đó doanh nghiệp có thể phát triển nên hình ảnh công ty và xây dựng thương hiệu của mình.

Qua đó, tốt nhất là các cá nhân, tổ chức mong muốn xây dựng và bảo hộ thương hiệu của mình, lan tỏa tầm ảnh hưởng của thương hiệu lên khắp Việt Nam và thế giới thì nên đăng ký nhãn hiệu ngay bây giờ.