Elon Musk được công nhận là một trong những thiên tài vĩ đại nhất lịch sử thế giới với khối tài sản mà một người bình thường dù làm việc liên tục 100 ngàn năm cũng không thể mơ ước đến. Dự kiến, đối với một người lao động thông thường tại Hoa Kỳ với mức lương xấp xỉ 54 nghìn USD một năm thì họ sẽ phải làm việc liên tục trong 3,8 triệu năm mới đạt đến giá trị của Musk trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, dù thành công như vậy nhưng Musk lại có cái nhìn khá thú vị đối với hệ thống sở hữu trí tuệ, cụ thể là về mặt sáng chế.

“Bằng sáng chế là cho kẻ yếu” – Elon Musk đã từng nói điều này trong chương trình “Jay Leno’s Garage” của CNBC.

Điều này gây nên cú sốc tương đối lớn đối với cư dân mạng tại thời điểm đó khi một nhà sáng tạo vĩ đại như Elon Musk lại không đặt quá nhiều niềm tin vào hệ thống sở hữu trí tuệ – hệ thống đã giúp ích cho vô số nhà sáng chế, nhà sáng tạo nội dung kể từ khi được hình thành.

Trong chương trình Jay Leno’s Garage, Leno đã hỏi doanh nhân 51 tuổi về việc liệu anh đã từng đăng ký sáng chế cho loại nguyên liệu sử dụng để xây thành phi thuyền, tàu vũ trụ của SpaceX hay chưa.

Musk trả lời rằng công ty sản xuất tàu vũ trụ của anh ấy “[không] thực sự đăng ký sáng chế cho các sản phẩm của mình.”

“Tôi không quan tâm đến bằng sáng chế,” Musk nói với Leno. “Bằng sáng chế dành cho những kẻ yếu.”

Theo quan điểm của Musk, các bằng sáng chế thường được sử dụng như một cách thức để ngăn chặn các bên khác sử dụng công nghệ của người sáng tạo, từ đó bảo toàn lợi ích của họ. Thậm chí, Musk còn cho biết rằng theo anh, hệ thống bằng sáng chế này được thiết kế để ngăn chặn sự đổi mới, sáng tạo.

Phát ngôn này gây tranh cãi bởi lẽ vốn hệ thống sáng chế không phải để ngăn chặn đổi mới mà thực chất chính là để bảo toàn lợi ích của nhà sáng chế, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo khi công bố công khai thông tin của sáng chế, các chi tiết kĩ thuật cho toàn thế giới.

Theo đó, các bên khác sẽ có thể học hỏi nguyên lí, cấu tạo của sáng chế và từ đó bổ sung vào chính các sáng tạo của họ, cải thiện sáng chế theo hướng tích cực. Điều duy nhất họ không được phép là bê nguyên, copy paste sáng chế đó và sản xuất hàng loạt bởi điều này sẽ làm giảm tính sáng tạo, đồng thời ảnh hưởng lợi ích của nhà sáng chế ban đầu, qua đó cũng làm giảm đi động lực nghiên cứu phát triển, đổi mới của họ.

Liệu cái nhìn của Musk có đúng?

Trong buổi nói chuyện với Leno, Musk nói: “Bằng sáng chế được sử dụng như mìn trong chiến tranh. Chúng không thực sự giúp thúc đẩy mọi thứ; chúng chỉ ngăn người khác đi theo bước chân của bạn. “

Đây không phải là lần đầu tiên Musk lên tiếng phản đối các bằng sáng chế. Trong một bản ghi nhớ (MoU) năm 2014 với các nhân viên Tesla – công ty của Musk, nhà sáng chế chỉ với 18 bằng sáng chế trong suốt cuộc đời của mình nói rằng khả năng của công ty “thu hút và thúc đẩy các kỹ sư tài năng nhất thế giới”, chứ không phải bằng sáng chế.

“[Bằng sáng chế] chỉ nhằm mục đích kìm hãm sự tiến bộ, củng cố vị trí của các tập đoàn khổng lồ và làm giàu cho những bên hành nghề luật, chứ không phải là những nhà sáng chế thực sự,” Musk viết vào thời điểm đó.

Bộ phận pháp lý trên trang web của Tesla có cam kết rằng công ty “sẽ không khởi kiện các vụ kiện về bằng sáng chế chống lại bất kỳ ai muốn sử dụng công nghệ của mình một cách thiện chí”.

Trên một diễn đàn Quora, một đại diện sáng chế của Hoa Kỳ (chưa kiểm duyệt) với tên Eric Truebenbach đã nói rằng kể cả ông cũng có nhiều bằng sáng chế hơn Musk đối với những sáng chế được đăng ký dưới tên ông chứ không phải Tesla hay các công ty khác.

Tuy nhiên, Eric cũng cho biết rằng dù có nhiều bằng sáng chế hơn thì liệu ông có thông minh hơn Musk hay thành công hơn vị tỉ phú giàu nhất thế giới này hay không? Chắc chắn là không rồi.

Hướng phát triển của mỗi người

Số lượng bằng sáng chế hay niềm tin vào hệ thống Sở hữu trí tuệ không quyết định sự thành công của một người.

Đối với những cá nhân đặt niềm tin mãnh liệt vào hệ thống SHTT thì điều đó là hoàn toàn đúng, hợp lí. Tuy nhiên, khi người giàu nhất thế giới và có ảnh hưởng trong top đầu thế giới đã lên tiếng thì tốt nhất là ta nên lắng nghe và hiểu được góc nhìn của họ.

Đối với những công ty nhỏ thì hệ thống Sở hữu trí tuệ, sáng chế là đặc biệt quan trọng nhưng khi bạn đã lãnh đạo một công ty top đầu hành tinh với không một đối thủ cạnh tranh nào xứng tầm như Tesla, SpaceX thì việc bảo hộ bằng sáng chế lúc đó cũng chỉ là hình thức bởi không có một công ty nào có thể nắm được nguồn lực, kĩ thuật như các công ty của Musk và dù có sao chép cũng không thể nào đạt được thành công như Musk do SHTT chỉ là 1 phần nhỏ trong một bài toán hóc búa dẫn đến thành công.

Chính bản thân Musk cũng ít khi tự nhận bản thân là một nhà sáng chế, sáng tạo mà thay vào đó là một doanh nhân – a businessman. Hầu hết sự thành công của Elon Musk không đến từ sự khởi nghiệp, sáng tạo. Musk thành công là bởi vì anh nhìn thấy tiềm năng của một sáng tạo, một công ty, một ý tưởng của các bên khác và qua đó mua lại sự sáng tạo đó.

Động thái mới nhất của Musk là ở vụ mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD – một nền tảng mạng xã hội lớn nhất nhì thế giới. Musk thấy được tiềm năng của thương vụ này và sau một hồi mưu mẹo nhỏ, anh đã mua Twitter, điều mà anh đã làm nhiều lần trong quá khứ.

Nếu có thể phát triển liên tục không ngừng nghỉ, liên tục tạo ra giá trị mới như Musk và đội ngũ nhân sự của mình, vượt trước thời đại thì có thể theo góc nhìn của Musk, bằng sáng chế là không cần thiết vì anh không hề có sự lo ngại sẽ có bất kì công ty nào có thể bắt kịp hay sử dụng sáng chế của anh để vượt mặt anh.

Bởi dù có công ty dùng sáng chế đó đến vị trí hiện tại của anh thì lúc đó Musk đã phát triển đến độ cao mà họ không thể nào ngước nhìn. Đó là góc nhìn của Elon Musk – vị tỉ phú giàu nhất hành tinh.

Dẫu vậy, đối với hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới thì chắc chắn hệ thống sở hữu trí tuệ sẽ là công cụ quan trọng để bảo hộ quyền lợi của họ, ngăn chặn các bên khác sử dụng, lợi dụng tài sản trí tuệ của mình để phát triển.

Tuy nhiên, để đạt được bảo hộ đối với các tài sản trí tuệ đó, trước hết chủ sở hữu cần phải đăng ký sở hữu trí tuệ đối với các tài sản trí tuệ, bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng,…

VLIP có một đội ngũ luật sư uy tín nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ. Đối với sáng chế, VLIP có thể cung cấp các dịch vụ sau:

  • Tư vấn sơ bộ và đánh giá đối tượng đăng ký sáng chế về phạm vi bảo hộ.
  • Thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ đăng ký sáng chế tại Việt Nam và quốc tế.
  • Tiến hành nộp đơn đăng ký sáng chế tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ.
  • Theo dõi hồ sơ cho tới khi có kết quả.
  • Trả lời các công văn, ý kiến phản đối của Cục sở hữu trí tuệ và các bên thứ ba (nếu có).
  • Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ sáng chế.