Lĩnh vực sở hữu trí tuệ luôn là lĩnh vực được nhà nước Việt Nam chú trọng quan tâm. Điều này là bởi lẽ quyền sở hữu trí tuệ chính là trụ cột để phát triển xã hội, làm lớn mạnh nền kinh tế nói riêng và đất nước nói chung. Chính vì vậy mà chính phủ Việt Nam đã thường xuyên ban hành các chính sách, quy định nhằm phát triển luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Vậy, sự hỗ trợ về phát triển quyền sở hữu trí tuệ từ chính phủ Việt Nam trong năm 2021 là gì?

Năm 2021 là năm trọng điểm về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Các hoạt động hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ liên tục được Chính phủ Việt Nam ban hành nhằm tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Các chính sách hỗ trợ phát triển sở hữu trí tuệ tại Việt Nam được dựa trên chính sách nổi bật ban hành vào năm 2019 – Chiến lược sở hữu trí tuệ (SHTT) đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg.

Theo Chiến lược này, tất cả các chủ thể trong xã hội sẽ đồng thời tích cực tham gia vào việc đổi mới, sáng tạo với các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ.

Cùng với đó, Đảng, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm triển khai và phát triển quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, tiêu biểu như:

– Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư yêu cầu “Hoàn thiện pháp luật về SHTT, bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các TSTT do Việt Nam tạo ra; khuyến khích thương mại hoá và chuyển giao quyền SHTT, đặc biệt là đối với các sáng chế tại Việt Nam”;

– Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững quy định “thúc đẩy xây dựng và phát triển thương hiệu, Chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, TSTT cho các sản phẩm được bảo hộ”;

– Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam yêu cầu “Hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác TSTT, công nghệ số, mô hình kinh doanh mới”.       

Sự hỗ trợ về phát triển quyền sở hữu trí tuệ từ chính phủ Việt Nam

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình , Bộ KH&CN và Bộ Tài chính đã ngay lập tức thực hiện xây dựng, ban hành đầy đủ các văn bản quy định, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình, bao gồm:

– Thông tư số 03/2021/TT-BKHCN ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình;

– Quyết định số 1792/QĐ-BKHCN ngày 02/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

– Thông tư số 75/2021/TT-BTC ngày 09/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý tài chính thực hiện Chương trình.

– Phối hợp xây dựng và ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của 42 địa phương;

(Theo Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn)