Ở phần 1, ta đã điểm danh 9 loại âm thanh được đăng kí nhãn hiệu ở Hoa Kì. Nối tiếp phần 1, phần này ta sẽ bao quát 9 ví dụ nữa về việc đăng kí nhãn hiệu âm thanh thành công.
10. Tiếng “Bong” của Taco Bell
Số sê-ri: 77805701
Taco Bell là một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh có trụ sở tại Mỹ. Chuỗi nhà hàng được Glen Bell thành lập tại Irvine, California vào năm 1962. Nhãn hiệu đăng ký được miêu tả là: Âm “bong” được tạo ra khi đánh vào chuông lớn một lần; với cao độ cơ bản xấp xỉ “e” dưới âm giữa “c”.
11. Tiếng chuông của Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE)
Số sê-ri: 76344794
Tiếng “leng keng” phát ra từ chiếc chuông được miêu tả như “âm thanh của một chiếc chuông đồng được điều chỉnh đến cao độ D, nhưng với âm bội của âm sắc D, được đánh chín lần với tốc độ nhanh, với âm cuối cùng được phép vang lên cho đến khi âm thanh giảm dần tự nhiên.” Tiếng chuông được vang lên mỗi buổi sáng trên phố Wall. Tiếng chuông vang lên đánh dấu một ngày mới cho các giao dịch tiềm năng.
12. Mimsie’s Meow
Số sê-ri: 75143671
Mary Tyler Moore’s MTM Productions đã sử dụng con mèo Mimsie cho logo của họ. Logo này vốn là một sự “làm nhái” đối với tiếng gầm vang dội của sư tử MGM (tiếng gầm này cũng là một âm thanh đã được đăng ký nhãn hiệu). Điều thú vị là, tiếng kêu meo meo phải được thêm vào cuối giai đoạn làm phim vì Mimsie “từ chối” trình diễn trước máy quay. Họ chỉ có thể quay được cảnh cô mèo ngáp. Sau đó họ phải chỉnh sửa và thêm âm thanh mèo kêu vào.
Tất cả các chương trình của MTM; cũng như thương hiệu cho tiếng meo meo của Mimsie, hiện thuộc sở hữu của Twentieth Century Fox.
13. Tiếng “HO HO HO” của Green Giant
Số sê-ri: 75821499
Tiếng cười của người khổng lồ xanh được sử dụng để thúc đẩy rau đông lạnh sinh trưởng.
Âm thanh này được miêu tả như “âm thanh của một giọng nói trầm ấm giống như con người nói ‘Ho-Ho-Ho’ trong những khoảng thời gian đều nhau với mỗi tiếng ‘Ho’ sau giảm cao độ so với tiếng trước”
14. Aflac Quack
Số sê-ri: 76307773
Tập đoàn Aflac là một công ty bảo hiểm của Mỹ và là nhà cung cấp bảo hiểm bổ sung lớn nhất tại Hoa Kỳ. Công ty được thành lập bởi gia đình Giám đốc điều hành Dan Amos vào năm 1955. Tuy nhiên ít ai biết được bí mật thành công của công ty bảo hiểm này lại là từ một con “vịt”.
Nhãn hiệu âm thanh của Aflac Quack được miêu tả là: “âm thanh của một con vịt kêu từ ‘AFLAC’”.
15. “DaDaDa DaDaDa” của ESPN
Số sê-ri: 75676156
Khi bạn nghe thấy “sáu nốt nhạc được phát theo nhịp độ nhanh: ‘D, C sắc, D, D, C sắc, D'”, bạn sẽ biết rằng trận đấu thể thao sắp trở nên gay cấn.
Nhà soạn nhạc từng đoạt giải Grammy John Colby đã tạo ra bản nhạc leng keng ngắn vào năm 1989, bất chấp những tuyên bố ngược lại từ David St. Hubbins.
16. “Bạn có thư” (You’ve Got Mail)
Số sê-ri: 75528557
Năm 1989, Elwood Edwards đã ghi lại một loạt lời chào thử nghiệm cho Dịch vụ Máy tính Lượng tử vào một máy ghi âm cassette theo yêu cầu của vợ ông, người làm việc cho công ty. Công ty sau đó nhanh chóng đổi tên thành America Online. Sau đó, những lời chào thử nghiệm như “Welcome,” “You’ve got mail,” “File’s done,” “Goodbye” được tải lên phần mềm của công ty. Sau cùng nó đã được hàng triệu người dùng Internet sử dụng.
AOL cho phép Warner Bros. sử dụng âm thanh đã được đăng ký nhãn hiệu cho bộ phim cùng tên You’ve Got Mail của Tom Hanks và Meg Ryan năm 1998. Điều này giúp giọng nói của Elwood trở thành một trong những âm thanh nổi tiếng nhất của những năm 1990. Edwards đã dành phần lớn cuộc đời của mình sau máy quay; gần đây anh đã nghỉ hưu từ đài tin tức địa phương ở Cleveland, Ohio.
17. Tivo’s Bloops
Tivo đã đăng ký nhãn hiệu cho mười âm thanh được tạo ra bởi điều khiển từ xa và hộp ghi âm kỹ thuật số của họ. Tất cả các tiếng “bloop” và “bleep” đều được đăng kí nhãn hiệu âm thanh.
18. Nhạc Xe Tải Kem
Số sê-ri: 85485669
Không ai có thể sở hữu những giai điệu sảng khoái vang lên từ những chiếc xe bán kem và mang về những kỷ niệm về mùa hè trẻ trung vô tư, phải không? SAI LẦM. Các đoạn nhạc “Turkey in the Straw, “The Entertainer” và “Camptown Races” hiện đã được công ty TNHH Breville đăng ký nhãn hiệu âm thanh để sử dụng cho nhãn hiệu Smart Scoop của họ.
Hiện nay, các vụ tranh chấp liên quan đến bản quyền, tác quyền đã trở thành một vấn đề lớn trong xã hội. Đặc biệt là các vụ kiện tụng, cãi vã liên quan đến bản quyền nhãn hiệu. Nhưng các vụ kiện không chỉ còn đơn thuần liên quan đến nhãn hiệu hình ảnh, chữ cái nữa. Giờ đây, nhãn hiệu âm thanh cũng đã trở thành một vấn đề nhức nhối của các nhà sản xuất phim, công ty, tập đoàn, … Vậy nên, các chủ sở hữu âm thanh, đoạn nhạc cần phải học được các thủ tục đăng ký nhãn hiệu và thủ tục đăng ký bản quyền để có thể bảo vệ và phát triển nhãn hiệu âm thanh của mình.
-Monster Hunter-