Tình trạng đăng ký nhãn hiệu âm thanh ở Mỹ 

Việc đăng ký nhãn hiệu âm thanh với Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ có thể trở nên rất khó khăn. Nhà sản xuất xe nổi tiếng Harley-Davidson đã cố gắng nhiều năm để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho tiếng kêu của động cơ xe máy V-twin. Nhưng quá trình này liên tục gặp phải nhiều trở ngại với các thủ tục và giấy tờ pháp lý rườm rà. Kết quả là họ đã từ bỏ và rút lại đơn đăng ký của mình. 

Tính đến năm 1998, ở Hoa Kì có khoảng 730.000 nhãn hiệu đã được cấp phép thành công. Nhưng trong số đó chỉ có 23 nhãn hiệu là nhãn hiệu âm thanh. Kể từ đó, ngày càng có nhiều công ty nộp đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh cho sản phẩm của mình; nhưng tỉ lệ được cấp phép thành công vẫn còn rất thấp. 

Dưới đây là 18 ví dụ về các sản phẩm âm thanh đã được đăng ký nhãn hiệu thành công. 

1. Tiếng huýt của chim húng nhại (Mockingjay Whistle) 

Số sê-ri: 85409089 

Lions Gate Entertainment là một gã khổng lồ trong giới giải trí màn ảnh. Bộ phim ăn tiền nhất của hãng phim này chính là The Hunger Game do Jennifer Lawrence thủ vai chính. Dễ hiểu là công ty sẽ dùng mọi biện pháp bảo vệ thương hiệu Hunger Games sinh lời của mình. Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi họ đăng ký nhãn hiệu cho bài hát bốn nốt của Rue.  

2. Tiếng “Chung Chung” của Law & Order 

Số sê-ri: 76641094 

Âm thanh “chung chung” này mang tính biểu trưng của bộ phim truyền hình “Law & Order”, được tạo ra bởi nhà soạn nhạc Mike Post. Ông cũng chính là người viết bài hát chủ đề của chương trình. Post cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi lấy mẫu âm thanh này từ tiếng cánh cửa nhà tù đóng sầm. Sau đó tôi lấy mẫu một vài thứ khác. Cuối cùng tôi tổng hợp lại thành tiếng ‘clunk clunk’, ‘ching ching,’ ‘chong chong’, bạn muốn gọi nó là cái quái gì cũng được.” 

“Đó không phải là hiệu ứng âm thanh”, anh nói thêm. “Nó thực ra là một bản nhạc được trả tiền bản quyền… Tôi gọi nó là ‘ching ching’ vì tôi đang kiếm tiền từ nó.” Trong khi Post nhận được tiền bản quyền, quyền sở hữu nhãn hiệu thực sự thuộc về xưởng phim Universal.  

3. Tiếng “tích tắc” của đồng hồ bấm giờ trong bộ phim “60 Minutes” 

Số sê-ri: 85793891 

“60 Minutes” là một chương trình truyền hình của hãng phim CBS được công chiếu từ năm 1968. Hình thức thể hiện của chương trình được biết đến như một tờ tạp chí, nhưng dưới dạng phim ảnh. Từ khi ra mắt, “60 Minutes” đã được biết đến với việc tường thuật các tin tức thời sự nóng bỏng nhất trên toàn bộ nước Mĩ và thế giới dưới dạng một buổi phỏng vấn. Nhưng có lẽ khoảnh khắc đáng nhớ nhất của chương trình chính là khi chiếc đồng hồ bấm giờ được hiển thị trong phần giới thiệu.  

undefined
Tiếng tích tắc biểu trưng của 60 Minutes. Ảnh: alexanderstreet 

Chiếc đồng hồ này mang tính biểu tượng đến nỗi nó đã được thêm vào bộ sưu tập văn hóa đại chúng của Viện Smithsonian. Nó đã được đưa vào bộ sưu tập của Smithsonian vào năm 1998. Kể từ đó một phiên bản CGI của chiếc đồng hồ bấm giờ đã xuất hiện trong chương trình vào các đêm Chủ Nhật. Tiếng tích tắc đặc trưng của chiếc đồng hồ bấm giờ trong bộ phim “60 Minutes” đã được CBS đăng ký nhãn hiệu thành công vào ngày 30 tháng 4 năm 2013.  

4. Tiếng hút ma túy đá (methamphetamines) 

Số sê-ri: 77268435 

Tin xấu cho bất kỳ công ty nào đang muốn quảng cáo sản phẩm bằng việc sử dụng âm thanh của ai đó hút thuốc methamphetamine. Bởi vì khoảng một thập kỉ trước, Meth Project Foundation – một nhóm sản xuất PSA chống ma túy đá đã đăng ký nhãn hiệu âm thanh đó. 

Ứng dụng của họ miêu tả “âm thanh của methamphetamine đang cháy” bao gồm “tiếng búng nhẹ của bật lửa, sau đó là âm thanh bốc lửa của ngọn lửa nhỏ và âm thanh tanh tách của kim loại.” 

5. “D’oh!” 

Số sê-ri: 76280750 

Âm thanh “D’oh!” là câu cửa miệng nổi tiếng của Homer Simpson. Nó được miêu tả trong kịch bản của bộ phim The Simpsons như một “tiếng gầm gừ khó chịu”. Tuy nhiên, tiếng “D’oh!” của Homer Simpson hiện đã trở thành nhãn hiệu chính thức thuộc sở hữu của tập đoàn phim Twentieth Century Fox. 

6. Tiếng hét của Tarzan 

Số sê-ri: 75326989 

Tập đoàn Edgar Rice Burroughs chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của tác giả và nhân vật Tarzan. Ngoài sự dũng cảm và sức mạnh phi thường; điểm đặc trưng nhất của Tarzan chính là tiếng hét của anh. Do đó, tập đoàn đã bảo vệ thương hiệu cho tiếng hét anh hùng của Tarzan; thứ đã trở nên nổi tiếng nhờ diễn viên Johnny Weissmuller. 

Trong tác phẩm Tarzan gốc, nhà văn Burroughs chỉ đơn giản mô tả âm thanh này là “tiếng kêu chiến thắng của loài vượn bò”.  

7. Hơi thở của Darth Vader 

Số sê-ri: 77419252 

Hãng phim LucasFilm đã đăng ký nhãn hiệu cho âm thanh “nhịp thở cơ học của con người được tạo ra bằng cách hít thở thông qua bộ điều chỉnh bình dưỡng khí”. Âm thanh này còn được biết đến như hệ thống hô hấp được cải tiến bằng robot của nhân vật Darth Vader.  

8. Tiếng kiếm Lightsaber của Star Wars 

Số sê-ri: 77419246 

Với những ai là fan cuồng của bộ phim Star Wars; thì họ không thể không biết về thanh kiếm LightSaber – vũ khí chuyên dùng của các Jedi. Giờ đây âm thanh của Lightsaber đã được đăng ký bản quyền âm thanh. Âm thanh này được mô tả là “một tiếng vo ve liên tục được tạo ra bằng cách kết hợp âm thanh phản hồi từ mic với âm thanh động cơ máy chiếu.” 

9. Tiếng cười khúc khích của Pillsbury Doughboy 

Số sê-ri: 76163189 

Poppin ‘Fresh (được biết đến rộng rãi hơn với cái tên Pillsbury Doughboy) là một linh vật quảng cáo cho Công ty Pillsbury. Linh vật này xuất hiện trong nhiều quảng cáo của họ. Nhiều quảng cáo từ năm 1965 đến năm 2005 (cùng với một số quảng cáo cho GEICO từ năm 2009 đến 2017) kết thúc bằng một ngón tay người chọc vào bụng Doughboy. Sau đó, Doughboy sẽ phát ra một tiếng cười khúc khích vui tươi của trẻ con. 

Pillsbury đã đăng kí nhãn hiệu âm thanh thành công đối với “tiếng cười khúc khích của con người như trẻ con” này vào ngày 4/3/2003. 

-Monster Hunter-