Mới đây, hãng phim Miramax đã kiện đạo diễn Quentin Tarantino sau khi ông công bố kế hoạch bán NFT (một loại tài sản kỹ thuật số với những đặc tính khác biệt) liên quan đến bộ phim Pulp Fiction của ông, bộ phim này lần đầu được ra mắt khán giả vào năm 1994.

Vị đạo diễn ‘quái kiệt” Quentin Tarantino đã thông báo sẽ thực hiện việc bán NFT liên quan đến bộ phim kinh điển Pulp Fiction. Đây là một trong những kiệt tác của Tarantino, bộ phim này từng đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes vào năm 1995.

Theo kế hoạch của Tarantino, Kịch bản của bộ phim Pulp Fiction dưới dạng NFT sẽ được bán cùng với những đoạn phim của kiệt tác này, bên cạnh đó là đoạn ghi âm khi Tarantino tiết lộ những bí mật của dự án bán NFT.

Bộ phim kinh điển của đạo diễn Quentin Tarantino.

Vụ kiện giữa Miramax và Tarantino

Miramax đâm đơn kiện Tarantino với lập luận rằng ông đã phạm vi hợp đồng khi bán kịch bản của bộ phim dưới dạng NFT. Luật sư Bryan Freedman của vị đạo diễn đã khẳng định lại việc Tarantino sở hữu quyền in kịch bản của bộ phim Pulp Fiction, và lập luận của Miramax đã hoàn toàn sai khi ngăn cản Tarantino rao bán NFT với nội dung này.

Miramax lại cho rằng ấn phẩm in và NFT là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Hãng phim trên đã tuyên bố sẽ giữ toàn quyền sở hữu cũng như toàn quyền mua bán kịch bản liên quan đến bộ phim Pulp Fiction.

Theo đơn kiện được gửi lên tòa án Los Angeles, phía Miramax cho rằng Tarantino đã trao cho hãng phim tất cả các quyền truyền tải thông tin liên quan đến bộ phim Pulp Fiction vào năm 1993. Với lý do này, Miramax sẽ là đơn vị duy nhất có quyền phát triển, tiếp theo thị và bán NFT liên quan đến bộ phim.

Vụ kiện giữa Miramax và Quentin Tarantino có thể sẽ trở thành tiền tệ cho các nhà làm phim khác cũng như góp phần trả lời câu hỏi liệu NFT thực sự là gì. Đơn kiện đã tố cáo hành động của Tarantino có thể khiến những nhà sáng tạo khác nghĩ rằng họ có quyền khai thác những bộ phim của Miramax thông qua NFT hay những công nghệ mới khác, cho dù trên thực tế Miramax đang sở hữu bản quyền bộ phim.