Gần đây, talkshow Cốc cốc Sam ơi! đã gây chú ý khi có format khá giống với Bar Stories. Trước sự việc như vậy, phía Dustin Phúc Nguyễn và người sáng tạo Bar Stories – anh Vũ Hồng Quang (Richard Vũ) không thể nào ló ngơ.

Trên trang cá nhân của mình, Richard Vũ chia sẻ: “Mình đã có rất nhiều cảm xúc lẫn lộn như chần chừ, phấn chấn, bồn chồn, hãnh diện nhưng cũng có những giây phút phật lòng. Nhiều chi tiết bị nhặt nhạnh thấy chúng xơ xác mà mình thương xót, nhìn sơ thấy cái biển hiệu neon rồi đến tiếng rè cũng y hệt tiếng rè biển Bar Stories, cho tới cả hai tông sắc xanh tím Simon kì công chọn cũng bị xơi tái trên poster. Hai chương trình đều có format với kết cấu tuần tự giống nhau, mời khách đến quán, quay hình tại quầy bar, mời rượu và trò chuyện cùng chơi game xuyên suốt quá trình”.

Logo của 2 chương trình có nhiều điểm “tương đồng” với nhau

Talkshow chính là một phương thức đặc biệt nhằm giao tiếp với công chúng của báo in, phát thanh và truyền hình, với đặc trưng truyền tải theo tuyến thời gian. Hình thức này vật chất hoá tính truyền hình trong đời sống xã hội để truyền tải nội dung và thông tin. Đây là một sản phẩm hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, là kết quả của một quá trình sáng tạo, là tập hợp nhiều cấp độ lao động khác nhau, tập hợp một hay nhiều tác phẩm khác nhau, tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau.

Trong khi bản quyền của tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nay đã được chú trọng hơn với mong muốn một ngành nghệ thuật phát triển vững mạnh. Tình trạng vi phạm bản quyền các tác phẩm báo chí vẫn diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là đối với các sản phẩm báo chí điện tử. Giờ đây một bài báo mạng có thể bị copy đến mức thân tàn ma dại thành trăm nghìn phiên bản khác nhau.

Thế nhưng truyền hình Việt Nam chẳng lạ gì với bản quyền của các gameshow, từ xa lắc xa lơ chúng ta đã mường tượng ra việc mua bản quyền và bản địa hoá với chương trình đình đám Pop Idol hay được biết đến nhiều hơn với bản American Idol. Và những chương trình thành công khắp thế giới như Idol hay Next Top Model cũng có giá bản quyền khoảng 2 triệu USD. Còn những game show hay chương trình ít ăn khách hơn thì giá khoảng 30.000 – 40.000 USD. Vậy là các bạn đã hiểu format của một chương trình nó giá trị như thế nào, và việc sử dụng tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Richard Vũ cho biết, ngay từ những ngày đầu tiên, anh và ekip đã cố gắng đăng ký bản quyền cho chương trình và format của Bar Stories. Tuy nhiên, theo luật Việt Nam thì chỉ có thể bảo vệ cho thương hiệu của chương trình chứ không thể bảo hộ cho format dù có đăng ký bản quyền. Vì vậy, khi pháp luật chưa có công cụ để bảo vệ chất xám như format chương trình, thì đạo đức của người sáng tạo sẽ là công cụ duy nhất.

Không gian đặc trưng của Bar Stories cũng được sử dụng trong talkshow của Sam

Chia sẻ về ý tưởng của Bar Stories, Richard đã cùng VJ Dustin Phúc Nguyễn có những buổi ngồi trò chuyện với bartender của các quán bar ngoài Hà Nội đến 4-5h sáng. Bên cạnh đó, Dustin cũng đã từng học qua một lớp pha chế và có sở thích sở thích săn lùng các quán bar lạ kỳ, bespoke, với nhiều sáng tạo cocktail độc đáo ở mỗi thành phố đặt chân tới.

Người sáng tạo Bar Stories thẳng thắn bày tỏ quan điểm rằng, những chia sẻ của mình không nhằm mục đích “bóc phốt”, mà để nói về những giá trị cá nhân khi làm hoạt động nghệ thuật sáng tạo.

-Namneyu-