Được thành lập vào năm 1904 để hợp nhất các hiệp hội bóng đá của các quốc gia, Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA) hiện nay đang là nhà tổ chức FIFA World Cup – sự kiện thể thao lớn nhất thế giới.

Quyền sở hữu trí tuệ do FIFA nắm giữ

FIFA sở hữu quyền độc quyền trong hoạt động truyền thông, tiếp thị, cấp phép và bán vé các trận đấu FIFA World Cup 26. Các quyền này được bảo vệ ở nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới bằng các hình thức sở hữu trí tuệ như Bản quyền, nhãn hiệu và các quy định khác, nhằm ngăn chặn mọi hoạt động sử dụng trái phép tài sản SHTT chính thức của FIFA.

FIFA cũng đã thiết lập nhiều loại tài sản từ thương hiệu liên quan đến các Giải đấu. Những tài sản này bao gồm logo, tên gọi, ký hiệu và các thông tin khác.

FIFA đã có hướng dẫn cũng cung cấp danh sách chính thức về tất cả Tài sản trí tuệ được liên kết với FIFA, cụ thể:

  • Huy hiệu chính thức
  • Nhãn hiệu từ ngữ chính thức
  • Khẩu hiệu chính thức
  • Logo thành phố chủ nhà
  • Slogan chính thức của Thành phố đăng cai cùng với Logo
  • Linh vật chính thức và áp phích chính thức
  • Cúp chính thức
  • Nhãn hiệu FIFA
  • Các nhãn hiệu từ như FIFA World Cup, World Cup 25, Copa Mundial de la FIFA 26, v.v.
  • Kiểu chữ chính thức “FWC 26”

Chủ sở hữu quyền

Nhà tài trợ:

Mô hình kinh doanh của FIFA thường bao gồm một hệ thống tài trợ với ba cấp, bao gồm các đối tác của FIFA, tiếp theo là các nhà tài trợ FIFA World Cup và cuối cùng là những người ủng hộ giải đấu FIFA World Cup. Các Đối tác của FIFA là bên có mối liên hệ chặt chẽ với FIFA và đã được cấp quyền thương mại trên toàn thế giới liên quan đến các giải đấu. Những người ủng hộ giải đấu FIFA World Cup là các tổ chức được FIFA cấp hoặc sẽ cấp quyền thương mại liên quan đến các quốc gia hoặc khu vực cụ thể có liên quan đến giải đấu.

Ủy ban chủ nhà tổ chức giải đấu, những người ủng hộ tại thành phố chủ nhà và các nhà tài trợ của thành phố chủ nhà có quyền sử dụng Quyền sở hữu trí tuệ của FIFA cho một số hoạt động hợp lý mang tính quảng cáo và sản xuất các sản phẩm được cấp phép.

Bên được cấp phép Quyền Truyền thông:

Bên được cấp phép Quyền Truyền thông là các tổ chức sẽ được cấp quyền truyền thông đối với Giải đấu ở một lãnh thổ hoặc các lãnh thổ cụ thể. Trong số các quyền truyền thông này có quyền truyền hình, quyền phát thanh, quyền băng thông rộng, truyền hình giao thức Internet và quyền truyền tải di động.

Giấy phép có thương hiệu/không có thương hiệ:

FIFA sẽ cấp cho các tổ chức này quyền phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm mang nhãn hiệu chính thức, bao gồm:

  • Sản phẩm được cấp phép chính thức có thương hiệu là sản phẩm chính thức mang nhãn hiệu chính thức và nhãn hiệu của bên được cấp phép.
  • Sản phẩm được cấp phép chính thức không có thương hiệu – sản phẩm chính thức chỉ mang nhãn hiệu chính thức của FIFA.

Nhà cung cấp chính thức:

Đây là những đơn vị được FIFA cấp quyền để quảng bá, những đơn vị này có thể tự quảng cáo mình là nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ chính thức cho các giải đấu của FIFA.

Tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

FIFA cấp cho nhiều tổ chức thuộc các ngành khác nhau trên khắp thế giới một số quyền thương mại nhất định, chẳng hạn như phát sóng, quảng cáo và các quyền quảng bá khác liên quan đến FIFA và/hoặc các giải đấu của FIFA. Về việc cung cấp quyền sở hữu trí tuệ độc quyền cho các nhãn hiệu chính thức và các nhãn hiệu thương mại khác, chủ sở hữu quyền có những đóng góp quan trọng để đảm bảo rằng Giải đấu có thể được tổ chức trên toàn thế giới.

Nếu thương hiệu của Giải đấu không được bảo vệ và kẻ xấu có thể dễ dàng sử dụng tài sản SHTT chính thức để tạo liên kết với Giải đấu, giá trị của các quyền SHTT của giải đấu sẽ giảm đáng kể. Do đó, việc bảo vệ các quyền thương mại của FIFA, bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ chính thức là rất quan trọng đối với việc tổ chức các giải đấu. FIFA cũng đã yêu cầu các tổ chức/cá nhân không liên kết phải tôn trọng các quyền của FIFA và tránh hoạt động liên kết thương mại với giải đấu. Quyền độc quyền phải được cấp để tăng giá trị thương hiệu của mỗi chủ sở hữu quyền và ngăn không cho các cá nhân hoặc tổ chức tùy tiện sử dụng thương hiệu đó.

Chiến lược bảo vệ tài sản SHTT của FIFA

FIFA có rất nhiều tài sản Sở hữu trí tuệ chính thức. Các Tài sản trí tuệ chính thức này được bảo vệ thông qua việc đăng ký các cơ quan sở hữu trí tuệ và bằng cách tuyên bố các nhãn hiệu của FIFA là nhãn hiệu nổi tiếng được bảo vệ theo Công ước Paris về sở hữu công nghiệp. Như vậy, thương hiệu của FIFA sẽ được tự động bảo hộ tại các quốc gia tham gia Công ước Paris. FIFA cũng đảm bảo rằng các thành phố tổ chức các kỳ World Cup sẽ đưa ra các quy định sở hữu trí tuệ phù hợp để bảo vệ đầy đủ quyền của FIFA và các đối tác thương mại trong suốt giải đấu. Ngoài ra, FIFA còn ban hành các hướng dẫn cụ thể về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm các chính sách liên quan đến bản in và phương tiện truyền thông kỹ thuật số, phương tiện truyền thông xã hội, tên miền/URL và các liên kết/dịch vụ di động và internet, quảng cáo, khuyến mại vé, hàng hóa và nhiều chính sách khác.

Trước và trong World Cup, FIFA triển khai lực lượng giám sát liên tục nhằm xác định các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. FIFA cũng tích cực theo dõi hoạt động đăng ký quyền SHTT trên toàn cầu để bảo vệ và duy trì tính độc quyền của các thương hiệu FIFA World Cup.

Những thách thức mà FIFA phải đối mặt trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ

Tiếp thị phục kích:

Hoạt động tiếp thị phục kích đang gây ra một mối đe dọa lớn khác trong việc bảo vệ quyền SHTT chính thức của FIFA. Tiếp thị phục kích là hoạt động liên kết một cách không chính thức một thương hiệu hoặc nhãn hiệu với FIFA World Cup ngay cả khi thương hiệu đó không phải là nhà tài trợ chính thức của sự kiện. Tại World Cup 2014, 40% người tiêu dùng ở Anh, Mỹ và Brazil nghĩ rằng Pepsi, Mastercard và Nike là nhà tài trợ chính thức cho sự kiện, nhưng họ chỉ đang thực hiện chiến dịch tiếp thị phục kích của mình.

Truyền phát/phát sóng trái phép:

Truyền phát/phát sóng trái phép là một vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến hành vi vi phạm tài sản SHTT FIFA world cup. Một trong những nguyên nhân chính là do giá tài trợ ngày càng đắt đỏ, những người không có thẩm quyền đang giành lợi ích một cách trái phép, làm mất thiện chí của nhà tài trợ thực sự. Vào năm 2022, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) là chủ sở hữu quyền truyền thông độc quyền bản quyền World Cup ở Trung Quốc và họ chỉ cấp phép lại cho sáu nền tảng. Tuy nhiên, việc xem các trận đấu World Cup trên các nền tảng trái phép vẫn còn phổ biến và đặt ra thách thức lớn trong việc giám sát và gỡ bỏ nội dung kịp thời.