Với nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo, các doanh nghiệp đã và đang cố gắng đánh giá và giảm thiểu mức độ rủi ro của việc sử dụng các công cụ này.

OpenAI ChatGPT seen on mobile with AI Brain seen on screen. on 22 January 2023 in Brussels, Belgium. (Photo by Jonathan Raa/NurPhoto via Getty Images)

ChatGPT là gì?

ChatGPT là chatbot tích hợp công nghệ AI được đào tạo trước với số lượng dữ liệu khổng lồ. ChatGPT có thể tạo ra các phản hồi đặc biệt theo các tiêu chí hoặc ngữ cảnh nhất định cũng như có thể bắt chước văn phong, nội dung của những dữ liệu được người dùng nhập vào.

ChatGPT hoạt động bằng cách đánh giá những nội dung đã được con người tạo ra, dựa trên các nội dung đó, ChatGPT sẽ đưa ra những phản hồi theo yêu cầu của người dùng.

Mới đây, gã khổng lồ công nghệ Microsoft đã tích hợp công nghệ tiên tiến này vào các sản phẩm của mình bao gồm các ứng dụng như Bing và Office. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên toàn cầu cũng có nhiều quan điểm khác nhau về công nghệ mới này. Một số doanh nghiệp đã thực hiện những biện pháp bảo mật dữ liệu hiệu quả, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn có những mối lo ngại liên quan đến việc sử dụng loại công cụ này.

Dưới đây là một số rủi ro đối với các doanh nghiệp khi sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động kinh doanh.

Rò rỉ thông bí mật và nhạy cảm

Nhân viên của các doanh nghiệp thường bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ bảo mật thông tin. Tùy thuộc vào các điều khoản khi làm việc, nhân viên sẽ có thể phải giữ bí mật một số thông tin liên quan đến công việc ngay cả khi họ đã bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc được yêu cầu ký một thỏa thuận không tiết lộ thông tin riêng.

Nhân viên sử dụng ChatGPT có thể vô tình chia sẻ thông tin bí mật của công ty hoặc thông tin nhạy cảm của khách hàng khi sử dụng chatbot. Theo đó, ChatGPT có thể sẽ chia sẻ những thông tin bí mật hoặc nhạy cảm của người dùng.

Công nghệ mới sẽ yêu cầu các chính sách mới

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động phát triển công nghệ nhưng lại thiếu nguồn lực quản lý việc sử dụng công nghệ một cách hợp lý để bảo vệ họ khỏi các hành vi vi phạm dữ liệu và quyền riêng tư.

Bất kể trong ngành nghề nào, các doanh nghiệp đều phải bảo vệ tài sản của mình như thông tin bí mật và tài sản SHTT. Các doanh nghiệp nên áp dụng những Chính sách sau đối với nhân viên để giảm thiểu những rủi ro khi sử dụng công nghệ mới:

  • Theo dõi quá trình làm việc của nhân viên nhằm mục đích xác định hiệu suất làm việc, tuân thủ các chính sách và quy trình tại nơi làm việc cũng như đánh giá các nhu cầu hoạt động đang thay đổi của doanh nghiệp;
  • Lưu trữ và bảo mật cơ sở dữ liệu, đảm bảo quyền riêng tư, đây chính là cơ chế sẵn có để tránh vi phạm dữ liệu xảy ra, và;
  • Truyền đạt kiến thức cho nhân viên về các mối đe dọa trên mạg như các phần mềm độc hại hay lừa đảo trên mạng…