Những bộ sách giả, sách lậu có nội dung tương tự như sách gốc và đều có khả năng khiến người đọc cảm nhận được những tâm tư, tình cảm, góc nhìn của người viết, đắm chìm trong một thế giới khác dưới cảm quan của tác giả. Tuy nhiên, hành vi sản xuất sách giả kiếm lợi là hoàn toàn sai lầm, đặc biệt khi nó xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ tác giả.

Tại Việt Nam, hành vi sản xuất sách giả, sách lậu rất phổ biến. Không chỉ đối với các cá nhân, tổ chức nhỏ lẻ mà kể cả chính các nhà sản xuất, xuất bản lớn tại Việt Nam hồi xưa cũng từng nhiều lần thực hiện hành vi.

Điển hình nhất là tập truyện Doraemon gắn liền với tuổi thơ của vô số thế hệ thanh thiếu nhi Việt Nam, xuất bản bởi nhà xuất bản Kim Đồng tại Việt Nam. Tuy nhiên, những năm 90s, chính nhà xuất bản Kim Đồng – một trong các nhà xuất bản lớn nhất Việt Nam lại là bên in lậu, in giả truyện Doraemon của tác giả Fujiko bên Nhật mà không được ông cấp phép.

Năm 1992, NXB Kim Đồng chọn Doraemon là bộ truyện tranh đầu tiên để phát hành. Đến tháng 3/1995, 94 tập truyện tranh không có bản quyền đã được phát hành. Không thể ngờ rằng, chỉ sau 3 năm, 10 triệu quyển đã được phát hành khắp Việt Nam.

Tuy rằng hành vi này phần lớn là do vô ý, luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thời điểm đó còn chưa được ban hành và khái niệm về tài sản trí tuệ vẫn còn mơ hồ nhưng vi phạm vẫn là vi phạm. Sau đó, Shogakukan là nhà xuất bản nắm giữ bản quyền của bộ truyện tranh này lúc ấy đã yêu cầu Kim Đồng 4 triệu Yên (khoảng 1 tỷ đồng) bồi thường thiệt hại vì hành vi vi phạm bản quyền và thêm 4 triệu Yên nữa để mua mới bản quyền sản xuất truyện tại Việt Nam.

Biết được tin về vụ việc, tác giả Fujiko đã đến Việt Nam, trở thành một trong các họa sĩ Nhật hiếm hoi đến thăm Việt Nam. Fujiko F. Fujio sau đó từ chối nhận 8 triệu Yên mà thay vào đó, thành lập nên Quỹ Giáo dục Doraemon và đóng góp vào đó để cho trẻ em nghèo Việt Nam. Đến năm 2017, quỹ từ thiện này đã lên đến 18 tỷ đồng.

Thủ đoạn tinh vi kiếm tiền tỷ từ sản xuất sách giả, lậu

Dẫu câu chuyện Doraemon kết thúc tốt đẹp nhưng sự thật là NXB Kim Đồng vẫn vi phạm bản quyền, gây nên thiệt hại cho NXB bên Nhật và tác giả, hiện nay, hành vi làm sách giả, sách lậu không còn có thể có lí do hạn chế thông tin, không có luật Sở hữu trí tuệ để bào chữa.

Mới đây, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Tiến Đạt và đồng phạm do có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với khoản tiền trị giá gần một tỷ đồng trong gần 2 năm.

Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an TP Hà Nội đã phát hiện Nguyễn Tiến Đạt cùng vợ là Đào Thị Phương có nghi vấn hoạt động sản xuất, kinh doanh sách giả với số lượng lớn.

Đạt cùng Phan Thành Long (SN 1999), quê Tam Nông, Phú Thọ, trú huyện Quốc Oai, Hà Nội là cháu họ của Đạt và Đinh Văn Thịnh (SN 1993), trú huyện Quốc Oai góp vốn cùng làm. Long chịu trách nhiệm quản lý công việc tại xưởng in, photo copy, Đạt chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất, mua bán.

Nguyễn Tiến Đạt lập hàng chục trang trên các mạng xã hội Facebook, Tiktok… để kinh doanh sách không có hoá đơn chứng từ, nghi có nguồn gốc in sao lậu với số lượng lớn và doanh thu lớn.

Thủ đoạn tinh vi kiếm tiền tỷ từ sản xuất sách giả, lậu tại Việt Nam

Kết quả khám xét cơ sở sản xuất sách giả, sách lậu thu giữ hơn 100 tấn sách, khoảng trên 400 đầu sách các loại, với gần 400 nghìn cuốn sách, nhiều máy móc thiết bị, phương tiện dùng để sản xuất, buôn bán sách giả.

Theo cơ quan chức năng, số lượng sách giả bán ra mỗi ngày được khoảng 300 – 400 đơn hàng (300 đến 600 quyển sách) tổng giá trị tiền hàng từ 50 triệu đồng – 70 triệu đồng/ngày. Sách gồm các cuốn thịnh hành tại Việt Nam như: Đắc Nhân Tâm, Đọc vị bất kỳ ai, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Muôn kiếp nhân sinh…

Giá thành sản xuất một cuốn sách chiếm khoảng 30% so với giá trị bán ra. Số tiền đầu tư kho xưởng, máy móc khoảng 2 tỷ đồng, trong đó gần một tỷ đồng là tiền lãi từ việc bán sách.

Chỉ với thời gian, dù trong thời đại công nghệ số này thì sách giấy lậu vẫn có thể tạo ra một nguồn lợi nhuận khổng lồ tại Việt Nam và trên thế giới. Chính vì vậy mà các hành vi này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế của tác giả cũng như các tổ chức sản xuất đã mua bản quyền sản xuất xuất bản truyện chính thức với một con số không nhỏ.

Theo đó, dân Việt đang đọc truyện, phim, sách lậu không nên còn tư tưởng in lậu, dịch lậu,… sẽ góp phần giúp tác giả mở rộng ảnh hưởng tại thị trường Việt Nam trong khi trên thực tế, chính hành vi dịch lậu, in lậu, bán lậu này đang tổn hại đến lợi ích của tác giả, khiến họ không còn động lực để tiếp tục sản xuất truyện.