Chỉ với biển quảng cáo, thương hiệu cà phê 5 To Go đã có thể hạ gục ông lớn Starbucks. Tuy nhiên, đây không phải là một cuộc chiến bạo lực, mà là một cuộc chiến cân não giữa hai bên. 5 To Go đã chính thức trở thành đối thủ cạnh tranh của Starbucks ở Romania thông qua biển quảng cáo và bài đăng trên mạng xã hội.

Câu chuyện xây thượng thương hiệu

Năm 2015, từ một cửa hàng nhỏ tại trung tâm Bucharest, doanh nhân giàu kinh nghiệm Radu Savopol đã bắt đầu xây dựng một thương hiệu cà phê mới theo khái niệm “to go”. Ông bán cà phê với giá chỉ 5 Ron, tương đương với hơn 1 USD. Hiện nay, công ty của ông đã trở thành chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất Đông Âu.

Một cửa hàng của 5 To Go. Ảnh: fivetogo.ro

Sau khi khai trương cửa hàng đầu tiên có diện tích 12m2, Savopol đã xây dựng được một chuỗi cửa hàng cà phê với 170 cơ sở. Dự kiến đến cuối năm nay, 5 To Go sẽ đạt 200 cơ sở. Doanh nhân này cho biết một thách thức lớn trong việc phát triển kinh doanh là đảm bảo rằng cà phê bạn tiêu thụ ở bất kỳ cửa hàng nào đều có vị giống nhau.

5 To Go nổ phát súng đầu tiên

Năm 2017, Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Romania. Ngay lập tức, 5 To Go cũng có động thái đầu tiên khi mở một của hàng cùng một khu phố gần với Starbucks tại thủ đô Bucharest. Cùng với đó, 5 To Go dựng một biển quảng cáo với nội dung “More coffee, less bucks”, tạm dịch là “Nhiều cà phê hơn, ít tiền hơn”. Điều này đánh thẳng luôn vào Starbucks, ám chỉ việc kêu gọi mọi người uống ít Starbucks hơn.

Không những sử dụng slogan đầy tính châm chọc, 5 To Go còn tự tạo bản sắc riêng của mình khi đi kèm hashtag #weareneighborsnow và #romanianbrands. Điều này thực sự lấy lòng được khách hàng vì đây là hãng cà phê được sinh ra từ quê hương của họ.

C:\Users\asus\Desktop\Đi làm\Nguồn ảnh\5-to-go-bag-5-scaled.jpg
Slogan của 5 To Go trên túi vải của cửa hàng. Ảnh: fivetogo.ro/shop

Cuộc chiến vẫn tiếp tục

Cuộc chiến tiếp tục nóng khi Starbucks dựng một biển quảng cáo tại một khu phố đông đúc. “Tại Starbucks, vào mỗi thứ hai, bạn có thể mua cà phê latte với giá 1,2 USD” là nội dung mà Starbucks muốn truyền tới người dùng. Để đáp trả, 5 To Go dựng một biển quảng cáo khác ngay  bên dưới “NOTJUSTMONDAY” (Không chỉ riêng thứ 2).

Ngay lập tức, Starbucks đăng tải trên trang Facebook của mình như một lời thanh minh “Vẫn như bình thường. Vào thứ hai, cà phê latte có giá 1,2 USD. Từ thứ ba đến chủ nhật, chúng tôi phục vụ những loại cà phê ngon mà bạn yêu thích”. Tuy nhiên, Starbucks thật sự đã lép vế trong màn đối đầu này. 5 To Go cũng đăng lên Facebook của mình “Vẫn như kế hoạch cũ. Tại đây chúng tôi phục vụ cà phê chất lượng từ thứ hai đến chủ nhật”.

Cạnh tranh để phát triển

Doanh số của 5 To Go đã tăng mạnh sau cuộc chiến với Starbucks. Nhiều người cho rằng, 5 To Go đã rất dũng cảm khi dám đối đầu với ông lớn Starbucks. Cạnh tranh để phát triển là một phần tất yếu trong quá trình xây dựng thương hiệu. Rất nhiều doanh nghiệp thất bại trong việc cạnh tranh, nhưng nhiều doanh nghiệp đạt được thành công lớn nhờ kế hoạch marketing đúng đắn.

Với thông điệp phù hợp trên biển quảng cáo, 5 To Go đã thành công trong việc tạo dựng thương hiệu và chiếm được cảm tình của khách hàng. Chiến dịch đối đầu với Starbucks của 5 To Go được coi là một ví dụ điển hình của thương hiệu trong nước lấn át cả thương hiệu quốc tế. 5 To Go đạt được thành công rõ ràng là do việc biết tận dụng lợi thế “sân nhà” của mình.

-Namneyu-