Đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn quốc. Ngành thương mại điện tử (TMDT) được cho là đang có cơ hội phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, sau quý I năm 2020, liệu các công ty thương mại điện tử tại Việt Nam có tận dụng được cơ hội này?

Công ty tổng hợp thương mại điện tử iPrice Group và công ty phân tích SimilarWeb đã công bố báo cáo về thị trường Thương mại điện tử Việt Nam trong quý I năm 2020. Báo cáo phân tích lượng truy cập của 50 website TMDT hàng đầu Việt Nam.

sach hay ve e commerce 780x470 - 11 cuốn sách hay về E-Commerce đầy chi tiết và thực tế
Thương mại điện tử Việt Nam trong thời kỳ Covid-19. Ảnh: Readvii

Tiki trở thành thị trường được truy cập nhiều thứ 2

Báo cáo chỉ ra rằng Tiki đứng thứ 2 so với các thị trường quốc gia khác sau Sendo. Sau quý I, trang web của Tiki đã nhận về 23.99 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Đây là một mức giảm nhẹ so với quý 4 năm 2019.

Số lượng người dùng truy cập vào trang web của Lazada Việt Nam và Sendo trong quý I lần lượt giảm nhẹ so với quý trước. Cụ thể, Lazada Việt Nam giảm 7,3 triệu ng/tháng; Sendo giảm 9,6 triệu ng/tháng.

Ví trí số một toàn quốc vẫn thuộc về Shopee Việt Nam. Đây là doanh nghiệp với 43,16 triệu lượt truy cập trong 1 tháng. Shopee Việt Nam cũng có những bước phát triển lớn. Lượng người truy cập đã lên tới 5,2 triệu người trong một tháng, theo từng quý. Đây là lần thứ ba liên tiếp Shopee Việt Nam có sự tăng trưởng về lượng khách hàng truy cập trang web.

Như vậy, trong quý này, các thị trường TMDT lớn (trừ Shopee) đều có lượng truy cập trang web giảm trung bình là 9% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo phân tích của iPrice Group, một nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trong đại dịch Covid-19. Thị trường TMDT có xu hướng hạn chế các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi; thay vào đó, các thị trường này bắt đầu thúc đẩy bán hàng trực tuyến trên các ứng dụng. Mục tiêu là để tận dụng tình hình để gia tăng khả năng tương tác của khách hàng cũng như trải nghiệm các tính năng mới.

Một nguyên nhân chính nữa là do nhu cầu mua sắm trực tuyến trong thời kỳ dịch bệnh đang dần thay đổi. Điều này gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp TMDT.

Sự thay đổi của thương mại điện tử trong thời kỳ Covid-19

Ảnh hưởng của Covid-19 trong quý đầu đã gây ra một số thay đổi nhất định. Một số danh mục sản phẩm trực tuyến có nhu cầu sử dụng cao hơn. Chủ yếu trong đó là danh mục chăm sóc sức khỏe. Trong tháng 2, nhu cầu về khẩu trang y tế tăng lên 610%, nước rửa tay tăng lên 680% so với tháng 1 (theo iPrice.Vn)

Đến tháng 3, khi dịch bệnh bùng phát, số người tiêu dùng ở nhà tăng cao. Các cửa hàng tạp hóa lên ngôi; lượt truy cập vào trang web của các nhà bán lẻ trực tuyến theo đó tăng khoảng 49% so với quý trước.

Tuy nhiên, những danh mục này không phải là tâm điểm trong TMDT Việt Nam trước đây. Trong số những trang web về TMDT tại Việt Nam, chỉ có 2 trang web chuyên bán hàng tạp hóa trực tuyến; 10 trang web bán lẻ di dộng; 9 trang web bán lẻ về điện máy; 7 trang web về thời trang.

Ngược lại, các ngành được coi là “mỏ vàng” của TMDT như thời trang, điện tử điện dụng lại trở nên tiêu cực trong đợt dịch này.

Trong 3 tháng đầu năm 2020, các trang web bán lẻ về thời trang có lượng truy cập giảm. Ước tính giảm trung bình khoảng 38% so với quý trước (theo iPrice.vn). Tương tự, lượng truy cập vào các trang web về điện tử trong tháng 2 giảm 17%.

Như vậy, chỉ trong 3 tháng đầu năm, TMDT Việt Nam đã có nhiều biến động bất ngờ. Tất cả là do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Điều này mang lại cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp TMDT. Đứng trước tình hình này, các doanh nghiệp cần phải có các chinh sách thay đổi và phản ứng kịp thời. Việc phản ứng chậm sẽ ngăn cản TMDT phát triển; đồng thời làm giảm khả năng tận dụng cơ hội mà Covid-19 mang lại.

-Lootnep-