Trong công việc, ta thường nghe đến các cụm từ như thư thông báo, thư cảnh báo. Tuy nhiên, thông báo thì dễ hiểu, còn cảnh báo là gì thì thông thường, ta có thể hiểu khái niệm chung nhưng lại hiếm ai có thể hiểu được toàn bộ bản chất của nó. Về cơ bản, lá thư cảnh báo sẽ là ‘thông báo’ cuối cùng trong một chuỗi các thông báo gửi cho một cá nhân, một tổ chức, thậm chí là một tập đoàn khổng lồ. Thư cảnh báo thường được sử dụng trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, liệu một lá thư cảnh báo có thật sự hiệu quả?

Thư cảnh báo thường được sử dụng trong xã hội. Nó có thể là một lá thư thông báo về các vấn đề cho một công ty, thông báo về việc mà họ có thể đã thực hiện một số hành động vi phạm quyền của người gửi thư. Hoặc, một lá thư cảnh báo có thể là thông báo cuối cùng cho một nhân viên về kết quả làm việc tồi tệ của anh ta/cô ta tại công ty trong thời gian gần đây.

Bất kể mục đích là gì, có thể hiểu thư cảnh báo thực chất chính xác là ‘thư cảnh báo’ như tên gọi của nó, cảnh báo bên nào đó về hành động mà họ có thể đang hoặc đã thực hiện, tùy thuộc vào từng trường hợp. Tuy nhiên, trong thế giới Sở hữu trí tuệ, liệu một lá thư cảnh báo có thực sự có hiệu quả như vậy không?

Thư cảnh báo

Thư cảnh báo có thể là một lá thư chính thức hoặc không chính thức, tùy thuộc vào từng trường hợp. Trong môi trường làm việc, thông thường, thư cảnh báo là một thông báo chính thức được gửi bởi người sử dụng lao động về kết quả làm việc của nhân viên của họ. Thư cảnh báo, trong trường hợp này, không phải để đe dọa nhân viên mà đó là nỗ lực cuối cùng để cố gắng làm cho nhân viên nhận ra rằng họ cần phải cải thiện.

Liệu một lá thư cảnh báo có thật sự hiệu quả?

Trên thực tế, thư cảnh báo không được nhằm mục đích đe dọa vì điều này có thể bị coi là hành vi bất hợp pháp trong một số trường hợp.

Ví dụ, nếu một bức thư cảnh báo được gửi giữa các công ty về vấn đề vi phạm quyền, trong hầu hết các trường hợp, nó không thể được hiểu là mang tính đe dọa bởi vì đây có thể bị coi là một hành động thiếu thiện chí với mục đích cản trở hoặc làm suy yếu đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, ranh giới của việc liệu một bức thư cảnh báo có thể mang tính đe dọa hay không vẫn còn rất mơ hồ và trong nhiều trường hợp phức tạp, việc xác định điều này sẽ cần sự can thiệp của tòa án để đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này.

Vấn đề về thư cảnh báo trong một hành động vi phạm

Năm 2014, một công ty dược phẩm toàn cầu đã đệ đơn kiện nhà sản xuất thuốc – công ty Gx về hành vi vi phạm bằng sáng chế của họ.

Công ty dược phẩm toàn cầu yêu cầu tòa án thực hiện các hành động cần thiết để ngăn chặn và không để hành vi xâm phạm tiếp tục xảy ra, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ.

Tuy nhiên, cuối cùng hội đồng chuyên môn của tòa án sau khi xem xét kỹ lưỡng hồ sơ đã kết luận rằng sáng chế không bị vi phạm.

Vấn đề lẽ ra đã đi đến hồi kết nhưng trong thời gian xem xét vụ việc vi phạm bằng sáng chế, chủ sở hữu bằng sáng chế đã gửi thư cảnh báo đến một công ty khác, nói rằng họ đang sản xuất các sản phẩm có khả năng vi phạm bằng sáng chế của họ và thông báo cho họ về hành động pháp lý đang diễn ra thông qua một lá thư.

Trong bức thư, chủ sở hữu bằng sáng chế đã giải thích tình hình hiện tại của họ về việc họ đang trong quá trình kiện công ty Gx về hành vi vi phạm bằng sáng chế của họ. Đồng thời, công ty dược phẩm toàn cầu cũng kể rõ cho bên sản xuất về phạm vi bảo hộ bằng sáng chế của họ và nguy cơ vi phạm của công ty sản xuất đối với bằng sáng chế của họ, nêu rõ rằng công ty sản xuất cần “đề phòng các quyền của bằng sáng chế”.

Rắc rối tiếp tục nảy sinh

Lá thư cảnh báo này không có tính chất đe dọa vì không có tuyên bố nào về việc có thể có một vụ kiện ra tòa nếu quyền sáng chế bị vi phạm và cũng không có yêu cầu nào liên quan đến việc công ty sản xuất buộc phải ngừng hoạt động sản xuất của họ.

Thay vì được gọi là một lá thư cảnh báo, nó có thể được gọi là một lá thư cung cấp thông tin thì đúng hơn.

Tuy nhiên, sau khi nhận được thư cảnh báo, công ty sản xuất sau đó đã đình chỉ quy trình sản xuất của mình. Việc này có thể được hiểu do công ty sản xuất lo ngại về các hành động pháp lý, đặc biệt là sau khi họ liên hệ với công ty Gx yêu cầu thông tin chứng minh rằng quyền của chủ sở hữu bằng sáng chế đã bị vi phạm. Tuy nhiên, công ty Gx đã không phản hồi. Công ty sản xuất sau đó đã đình chỉ quá trình sản xuất của mình.

Sau khi xử lý xong hành vi vi phạm giữa công ty dược phẩm toàn cầu và công ty Gx, vào năm 2016, công ty Gx kiện ngược lại, đệ đơn kiện công ty dược phẩm toàn cầu về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trước Tòa án Thương mại. Gx yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần và vật chất đối với chủ sở hữu bằng sáng chế vì bức thư cảnh báo nói trên.

Điều này dẫn đến một cuộc chiến pháp lý hoàn toàn khác so với cuộc chiến vi phạm bằng sáng chế vừa qua.

Ai là bên có lỗi?

Để bào chữa cho mình, chủ sở hữu bằng sáng chế tuyên bố rằng giọng điệu của bức thư là phù hợp và khách quan. Họ tuyên bố rằng không hề có bất kì tính chất đe dọa nào trong bức thư. Thay vào đó, bức thư chỉ giới hạn trong việc thông báo cho công ty sản xuất về quyền sáng chế của họ, nguy cơ vi phạm bằng sáng chế và hành động pháp lý đang diễn ra mà không có bất kỳ hình thức đe dọa nào.

Thêm nữa, công ty dược phẩm toàn cầu cũng cung cấp thêm các thông tin để bào chữa cho mình, cụ thể là về việc đề cập đến án lệ từ các tòa án châu Âu. Qua đó, chủ sở hữu bằng sáng chế giải thích với tòa án rằng họ không sơ suất trong các khía cạnh từ ngữ, phạm vi người nhận hoặc thời gian gửi khi gửi thư.

Chủ sở hữu bằng sáng chế nhấn mạnh án lệ của các tòa án Madrid rằng ngay cả khi có yếu tố đe dọa trong bức thư cảnh báo như là bên gửi thư có thể khởi kiện bên nhận thì bức thư vẫn sẽ được coi là hợp lệ, không có yếu tố cạnh tranh không lành mạnh nếu như nội dung trong bức thư là chính xác.

Bài học từ vụ kiện

Tóm tắt lại toàn bộ vụ kiện là chủ sở hữu bằng sáng chế – công ty dược phẩm toàn cầu đã bị công ty Gx thúc đẩy nộp đơn vi phạm bằng sáng chế và công ty sản xuất buộc phải ngừng sản xuất các sản phẩm cung cấp cho Gx vì không có thông tin nào được cung cấp cho họ bởi Gx về hành vi vi phạm đang diễn ra. Sau khi ngừng sản xuất, công ty Gx đã kiện ngược lại công ty dược phẩm toàn cầu vì bức thư mà họ đã gửi cho công ty sản xuất và vụ kiện pháp lý vẫn được tiếp tục cho đến ngày nay.

Nhìn chung, toàn bộ vụ việc có thể kết thúc với quyết định của tòa án rằng công ty Gx đã không vi phạm bằng sáng chế và các quyền của chủ sở hữu bằng sáng chế.

Tuy nhiên, với một bức thư cảnh báo đơn giản, vụ việc đã chuyển hóa và mở rộng sang lĩnh vực khác – một vụ kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cuối cùng, bức thư cảnh báo không phục vụ bất kỳ mục đích hữu ích nào mà còn gây ra nhiều rắc rối hơn cho người gửi – công ty dược phẩm toàn cầu vốn đang nộp đơn vi phạm bằng sáng chế. Chỉ vì một bức thư mà tranh chấp giữa 2 công ty, thậm chí 3 công ty vẫn chưa được giải quyết sau gần 1 thập kỉ.

Vậy, một câu hỏi vẫn tồn đọng trong tâm trí các bên tham gia, đặc biệt là người gửi thư là: Liệu một lá thư cảnh báo có thật sự hiệu quả?

(Theo I am media)