Nhượng quyền thương hiệu là thuật ngữ được nhiều đài báo sử dụng trong thời gian gần đây, đặc biệt liên quan đến vấn đề về tranh chấp nhãn hiệu Phở Thìn. Tuy nhiên, thuật ngữ này không phải thuật ngữ pháp lý. Luật pháp Việt Nam không có quy định nào về nhượng quyền thương hiệu.

Bản chất của nhượng quyền thương hiệu

Sử dụng các công cụ dịch và thông tin trên mạng, nhiều người đã nghĩ nhượng quyền thương hiệu dịch ra tiếng Anh là Franchise. Tuy nhiên, điều này không đúng.

Franchise là hoạt động nhượng quyền thương mại, có bản chất hoàn toàn khác với nhượng quyền thương hiệu không được quy định trong hệ thống pháp lý của Việt Nam.

Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam được quy định chính thức bởi các văn bản luật sau:

  1. Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020: Quy định về nhượng quyền thương mại trong phần định nghĩa về quyền sở hữu trí tuệ, tài sản của doanh nghiệp và giao dịch thương mại của doanh nghiệp.
  2. Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp về nhượng quyền sử dụng đất, nhượng quyền thương mại và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
  3. Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và các văn bản liên quan về quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, quyền sử dụng quyền tác giả và quyền đăng ký nhãn hiệu.
  4. Các văn bản pháp lý khác liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại, như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn, quy định của các cơ quan chức năng liên quan.

Sự nhầm lẫn giữa nhượng quyền thương mại và cấp phép

Nhượng quyền thương mại (Franchise) là một mô hình kinh doanh mà trong đó chủ sở hữu một mô hình hoạt động kinh doanh (Franchisor) cấp phép cho bên khác (Franchisee) sử dụng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh của mình. Theo đó, Franchisee được phép sử dụng thương hiệu của Franchisor và được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, marketing, quản lý và hoạt động kinh doanh.

Về vấn đề tương quan giữa nhượng quyền thương mại và nhượng quyền thương hiệu, nhầm lẫn này bắt nguồn từ một khái niệm tương đối tương đồng, đó là giữa Franchise và Master Licensing.

Franchise là nhượng quyền thương mại mang nghĩa rộng bao gồm nhiều yếu tố như tài sản trí tuệ, mô hình hoạt động, kinh doanh,… còn Master License hay Master Licensing là thỏa thuận cấp phép chỉ liên quan đến tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ giữa các bên như Bằng sáng chế (Patent); quyền tác giả hay ‘bản quyền’ (Copyrights); nhãn hiệu (Trademarks);…

Theo đó, Master License có thể hiểu là mang nghĩa hẹp hơn so với Franchise ở quy mô các lĩnh vực, yếu tố được chuyển giao, chuyển nhượng tuy nhiên để phân biệt, độc giả cần chú ý về một vài yếu tố khác biệt giữa cả hai trong thực tiễn áp dụng.

Trong vụ Phở Thìn, việc ông Thìn nhượng quyền ‘thương hiệu’ hay nhượng quyền thương mại cho bên khác trong khi không có sự bảo đảm chắc chắn đối với nhãn hiệu Phở Thìn của mình thực chất là không trái pháp luật, do nhượng quyền thương mại không có yêu cầu bắt buộc rằng bên nhượng quyền phải có quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ (Dù luật pháp có quy định rằng bên nhượng quyền phải có cam kết về quyền đối với tài sản trí tuệ).

Theo đó, khi có tranh chấp xảy ra, các bên sẽ phải giải quyết các vấn đề về chủ sở hữu quyền,… riêng biệt.

Ngược lại, ở hợp đồng cấp phép Master License thì yêu cầu chứng minh quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản cấp phép của bên cấp phép là yếu tố cần thiết để hợp đồng có hiệu lực do hợp đồng Master License là thỏa thuận cấp phép về tài sản trí tuệ.