Trong khoảng thời gian gần đây, hoạt động nhượng quyền thương mại đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Một số thương hiệu lớn đa quốc gia đã tiến hành nhượng quyền thành công tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể nhượng quyền hợp pháp tại Việt Nam, giao dịch nhượng quyền phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Những lưu ý khi thực hiện nhượng quyền tại Việt Nam.

Các điều kiện nhượng quyền tại Việt Nam

Đầu tiên, bên nhượng quyền phải có hệ thống kinh doanh được nhượng quyền đã hoạt động ít nhất 01 năm. Hiện tại, chưa có quy định nào được áp dụng cho bên nhận quyền.

Hợp đồng nhượng quyền phải được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức tương tự khác. Nếu các bên trong hợp đồng chọn luật pháp Việt Nam là luật áp dụng thì nội dung của hợp đồng phải phù hợp với pháp luật Việt Nam. Theo đó, các nội dung chính của hợp đồng nhượng quyền bao gồm:

  • Nội dung của quyền thương mại được nhượng quyền;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền;
  • Giá cả, phí nhượng quyền thương mại định kỳ và phương thức thanh toán;
  • Thời hạn hợp đồng còn hiệu lực; và
  • Gia hạn và chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, hợp đồng nhượng quyền tại Việt Nam phải được lập bằng tiếng Việt.

Bên cạnh đó, để thực hiện hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam, các doanh nghiệp dự định nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền với cơ quan có thẩm quyền.

Nếu hợp đồng nhượng quyền thương mại quy định về việc chuyển giao quyền sử dụng các quyền Sở hữu trí tuệ thì hợp đồng này phải được lập thành một phần riêng biệt. Việc chuyển giao quyền sử dụng các quyền SHTT này phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Hợp đồng nhượng quyền tự động bị chấm dứt nếu bản quyền của bên nhượng quyền bị chấm dứt.