Trước khi chính thức nhận được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, nhiều bên đăng ký đã tự ý sử dụng nhãn hiệu trong thương mại dù không chắc chắn hoàn toàn về khả năng đăng ký thành công.

Việc sử dụng trước nhãn hiệu khi chưa có sự chắc chắn về việc bảo hộ thành công để lại nhiều hậu quả pháp lý đáng quan ngại.

Trong trường hợp đăng ký thành công, việc sử dụng nhãn hiệu là hoàn toàn hợp lệ vì khi đó, nhãn hiệu sẽ được quay ngược thời hạn bảo hộ vì Việt Nam là quốc gia có ngày bảo hộ được tính kể từ khi đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp.

Tuy nhiên, nếu không được bảo hộ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhãn hiệu kể từ ngày nộp đơn, việc này có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng quan ngại, có thể bao gồm hành vi phạm tội như làm giả giấy tờ, lợi dụng uy danh của cơ quan có thẩm quyền (nếu như bên đăng ký thông báo công khai rằng họ được bảo hộ trong khi chỉ mới nộp đơn đăng ký),…

Chú ý về tác động của việc sử dụng nhãn hiệu đến tỉ lệ đăng ký thành công

Trước khi áp dụng nhãn hiệu vào trong thương mại như thiết kế và treo biển hiệu, thông báo quyền sở hữu tới các đối tác và khách hàng,… người đăng ký cần kiểm tra xem nhãn hiệu đó đã được đăng ký hay chưa để tránh xung đột với những nhãn hiệu khác, qua đó xác định tỉ lệ thành công của việc đăng ký, đảm bảo tính hợp pháp của việc sử dụng.

Tại một số khu vực pháp lý áp dụng nguyên tắc sử dụng đầu tiên (không phải Việt Nam), việc sử dụng nhãn hiệu một cách tích cực và liên tục có thể giúp tăng giá trị của nhãn hiệu và cũng là một yếu tố quan trọng để đạt được bảo hộ nhãn hiệu. Bằng cách này, người nộp đơn sẽ chứng minh rằng nhãn hiệu của họ có giá trị thực tế trên thị trường và thiết lập bằng chứng của việc sử dụng.

Tại Việt Nam, quốc gia áp dụng theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, việc sử dụng nhãn hiệu trước trong thương mại không có tầm quan trọng tuyệt đối như các quốc gia kia song việc sử dụng trước cũng có thể ảnh hưởng đến quy trình đăng ký.

Khi bắt đầu sử dụng nhãn hiệu, điều quan trọng người nộp đơn cần làm là ghi chú mọi thông tin liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu, bao gồm thời gian bắt đầu sử dụng và mọi chi tiết quan trọng khác. Những thông tin này có thể hữu ích khi họ chính thức đệ đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt quan trọng trong trường hợp xảy ra tranh chấp với các bên đăng ký khác.

Lưu ý về việc sử dụng nhãn hiệu trước khi chính thức nhận được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, để đảm bảo không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tốt nhất người đăng ký không nên tiến hành sử dụng nhãn hiệu trước khi chính thức nhận được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nếu không có sự đảm bảo gần như tuyệt đối rằng nhãn hiệu đó sẽ đăng ký thành công.

Thông thường, thời gian Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định một đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ kéo dài từ 18 đến 24 tháng trước khi ban hành quyết định chính thức về việc cấp hay từ chối cấp. Tại một số quốc gia khác, khoảng thời gian này có thể kéo dài lâu hơn tùy thuộc vào số lượng đơn còn tồn đọng và độ hiệu quả trong khâu thẩm định của đội ngũ chuyên môn.

Việc sử dụng nhãn hiệu trước khi chính thức nhận được thông báo cấp từ Cục Sở hữu trí tuệ chỉ nên được tiến hành khi nhận được kết quả tra cứu nhãn hiệu với tỉ lệ bảo hộ cao. Đây chính là một trong các lí do chính yếu để người đăng ký tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Việc tra cứu nhãn hiệu có thể được người nộp đơn tự thực hiện hoặc thông qua việc sử dụng dịch vụ của các đơn vị tư vấn pháp luật được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận. Do đây là nghiệp vụ mang tính chuyên môn cao nên việc tự tra cứu nhãn hiệu thông thường sẽ không mang lại kết quả với tỉ lệ thành công chắc chắn.

Theo đó, các bên đăng ký nhãn hiệu nên tiến hành sử dụng dịch vụ của các đại diện sở hữu công nghiệp được chứng nhận để nhận được kết quả với tỉ lệ đăng ký chắc chắn, qua đó quyết định các bước hành động tiếp theo.

Nếu tỉ lệ đăng ký thành công cao hoặc gần như tuyệt đối, người đăng ký có thể đánh giá rủi ro và ra quyết định sử dụng nhãn hiệu trong thương mại trước khi nhận được quyết định cấp chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ mà thường tốn xấp xỉ 2 năm.

Trong 2 năm đó, bên đăng ký sẽ có thể phát triển doanh nghiệp hoặc thương hiệu cá nhân của mình một cách thần tốc dựa trên nhãn hiệu sắp được đăng ký của mình.

Ngược lại, nếu tỉ lệ đăng ký được trả lại là không cao, bên đăng ký không nên tiến hành sử dụng nhãn hiệu trong thương mại nhằm tránh rủi ro. Một số rủi ro có thể bao gồm việc các bên khác có nhãn hiệu tương tự đã được đăng ký hoặc có ngày đăng ký gần thời điểm đó kiện họ vì hành vi sử dụng nhãn hiệu mâu thuẫn với nhãn hiệu của họ.

Các vụ kiện này có thể sẽ trở nên tốn kém đối với người nộp đơn đăng ký. Tuy nhiên, hậu quả quan trọng hơn là danh tiếng, uy tín của người đăng ký sẽ bị tổn hại vì hành vi vi phạm. Sự tổn thương về danh tiếng, uy tín có thể kéo dài nhiều năm và khó có khả năng khắc phục như sự mất mát về tài chính.

Qua đó, trước khi chính thức tiến hành đăng ký hay quyết định sử dụng nhãn hiệu khi chưa nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chính thức tại Việt Nam, các bên đăng ký nên tiến hành liên hệ để nhận tư vấn pháp lý từ các đơn vị hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ.

Lợi ích của việc nhận hỗ trợ pháp lý từ các đơn vị tư vấn pháp lý được chứng nhận

Việc nhận hỗ trợ pháp lý từ các đơn vị tư vấn pháp lý được chứng nhận mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho người đăng ký và doanh nghiệp của họ. Dưới đây là một số lợi ích chính:

  1. Chuyên nghiệp và Chính xác: Các đơn vị tư vấn pháp lý được chứng nhận thường có đội ngũ chuyên gia, luật sư và nhân viên có kinh nghiệm cao về pháp luật. Điều này đảm bảo rằng người đăng ký nhận được sự tư vấn chính xác và chuyên nghiệp.
  2. Hiểu Biết Sâu Rộng về Luật Lệ: Những chuyên gia pháp lý được chứng nhận thường có kiến thức sâu rộng về các luật lệ, quy định và thủ tục pháp lý. Họ có khả năng hiểu rõ các vấn đề pháp lý và đưa ra giải pháp phù hợp.
  3. Tránh Rủi Ro Pháp Lý: Sự hỗ trợ từ các chuyên gia pháp lý giúp tránh được rủi ro pháp lý. Việc tuân thủ đúng các quy định và luật lệ có thể giảm thiểu khả năng phải đối mặt với vấn đề pháp lý trong tương lai.
  4. Tiết Kiệm Thời Gian và Nỗ Lực: Việc có sự hỗ trợ từ các chuyên gia pháp lý giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực của người đăng ký. Họ có thể xử lý các thủ tục pháp lý, giấy tờ và các vấn đề liên quan, giúp người đăng ký tập trung vào hoạt động kinh doanh hay công việc cá nhân của mình.
  5. Đối Phó với Các Trường Hợp Pháp Lý Phức Tạp: Trong trường hợp có vấn đề pháp lý phức tạp, việc có sự tư vấn từ các chuyên gia được chứng nhận trở nên quan trọng hơn. Họ có thể giúp người đăng ký đối mặt và giải quyết các tranh chấp, kiện tụng hoặc các tình huống pháp lý phức tạp.
  6. Bảo Vệ Quyền và Lợi Ích của Người Đăng Ký: Sự hỗ trợ từ chuyên gia pháp lý giúp bảo vệ quyền và lợi ích của người đăng ký. Họ có thể đại diện cho người đăng ký trong các thương nghị, hòa giải, hay tại các phiên tòa để đảm bảo rằng quyền lợi của người đăng ký được bảo vệ đầy đủ.
  7. Tuân Thủ Pháp Luật: Hỗ trợ từ các chuyên gia pháp lý giúp đảm bảo rằng người đăng ký và doanh nghiệp của họ tuân thủ đúng các quy định pháp luật. Điều này giúp tránh được các vấn đề pháp lý và xây dựng một hệ thống hoạt động tuân thủ và an toàn.