Việt Nam đang trên đà hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới thông qua việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong thời gian qua, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do. Trong đó có EVFTA.

EVFTA hay Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. Đây là hiệp định có những cam kết sâu hơn và bao trùm nhiều lĩnh vực. Trong đó, nâng cao việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là nội dung quan trọng mà quốc gia thành viên phải nghiêm túc thực thi. 

Các quy định mới về SHTT trong EVFTA góp phần thúc đẩy đổi mới, chuyển giao và phổ biến công nghệ. Giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chứa đựng tài sản trí tuệ; phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững và toàn diện. Tuy nhiên, nó cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp cần phải có những phương án chuẩn bị tốt nhất để tận dụng các lợi thế và giảm thiểu hạn chế mà những quy định đó mang lại. 

Hiệp định EVFTA bao gồm những quy định khắt khe về thực thi SHTT. Ảnh: Bộ công thương

Sở hữu trí tuệ trong EVFTA

Chế định về SHTT là một trong những khía cạnh cam kết của EVFTA được cho là sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên thể chế pháp luật và thực thi của Việt Nam. Đây là chế định tập hợp các nguyên tắc và yêu cầu về các tiêu chuẩn bảo hộ cũng như thực thi bảo hộ quyền SHTT.

EU được biết đến là khu vực xuất khẩu các sản phẩm trí tuệ hàng đầu thế giới. Do đó, có nhu cầu tăng cường bảo hộ cũng như thực thi việc bảo hộ các quyền SHTT. Ngoài ra, EU cũng có chế độ bảo hộ đặc thù đối với chỉ dẫn địa lý. Đây là khu vực rất chú trọng việc bảo hộ loại quyền SHTT này. Điều này khiến vấn đề SHTT được đánh giá là vấn đề khó nhất trong EVFTA.  

Việt Nam hiện tại là một quốc gia đang phát triển. Do đó, rất cần không gian cho phép các doanh nghiệp; tổ chức và cá nhân tiếp cận các sản phẩm SHTT. Điều này phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, khoa học, xã hội với mức chi phí thấp nhất.

Theo đánh giá chung, việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là một quá trình kéo dài và thủ tục khiếu nại khá chậm. Hầu như các biện pháp chưa được hiệu quả. Điều này khiến tình trạng vi phạm quyền SHTT tại Việt Nam vẫn còn phổ biến và phức tạp.

EVFTA dành riêng một chương gồm 63 Điều, 2 Phụ lục cam kết về các nguyên tắc bảo hộ và thực thi quyền SHTT. Có thể nói, các cam kết về SHTT trong EVFTA mang tính toàn diện và bao trùm nhiều lĩnh vực hơn so với trước đây. 

Cơ hội cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ công thương Trần Tuấn Anh, EVFTA sẽ là một hiệp định mang lại nhiều đóng góp tích cực. Đặc biệt giúp tăng trưởng xuất khẩu. Cũng như đa dạng hóa thị thị trường và mặt hàng xuất khẩu cho Việt Nam.

Đặc biệt, những cam kết về SHTT trong EVFTA được đánh giá không chỉ giúp gia tăng lợi ích kinh tế; tăng động lực sáng tạo. Ngoài ra, nó còn góp phần tiết kiệm chi phí, tự tin trong đăng ký bảo vệ quyền. Vì tất cả các cam kết đều tăng mức độ bảo hộ quyền. Có thể nói, hệ thống SHTT đóng vai trò mạnh mẽ trong sự phát triển của một quốc gia. Đây là cơ sở và tiền đề để nhà nước kiểm soát các hoạt động kinh doanh và bảo vệ thương hiệu. Từ đó thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia; tăng cơ hội tiếp cận với các công nghệ tiên tiến. Điều này tạo điều kiện cho sự sáng tạo ra những sản phẩm chất lượng, có tính ứng dụng cao. 

Việc cam kết mức độ bảo hộ và thực thi quyền SHTT trong EVFTA góp phần đảm bảo cho doanh nghiệp của hai bên được hưởng sự bảo hộ cao nhất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn bảo đảm độ linh hoạt. Điều này giúp một quốc gia đang phát triển như Việt Nam nhận được những lợi ích từ bảo hộ SHTT. Do đóác doanh nghiệp cần sẵn sàng trước những cơ hội cũng như thách thức mà EVFTA đem lại.

Thách thức đi kèm

Với cam kết về SHTT, EVFTA cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với pháp luật trong nước. Theo đánh giá, pháp luật Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi EVFTA vì những khác biệt về pháp lý.

Ngoài ra, với mức bảo hộ cao nên dẫn đến khả năng tiếp cận sản phẩm được bảo hộ trí tuệ sẽ hạn chế hơn. Bên cạnh đó, chế độ bảo hộ chặt chẽ khiến giá thành sản phẩm công nghệ trở nên đắt đỏ. Điều này gây ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Mặc dù, thông qua EVFTA, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thị trường các nước EU. Tuy nhiên, để khai thác được thị trường rộng lớn này, các doanh nghiệp cần nắm vững và đáp ứng các quy định về bảo hộ, thực thi quyền SHTT. Cũng như các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của EU. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao nhận thức về lĩnh vực SHTT. Ngoài ra, không ngừng đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực công nghệ hiện có. Đồng thời, tiếp thu những công nghệ tiên tiến mới nhằm nâng cao năng lực của bản thân.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT và các cơ quan thực thi pháp luật tại Việt Nam cần thực hiện rà soát và hoàn thiện khung pháp luật trong nước. Sao cho phù hợp với các quy định của EVFTA. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định của EVFTA. Tiến hành hỗ trợ và tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp khi cần thiết. Nâng cao hiệu của thực thi của Hiệp định này. Ngoài ra, Việt Nam cần phải nghiên cứu các giải pháp tiềm năng nhằm phát triển và duy trì lợi ích của Hiệp định EVFTA. 

-Vicma-