(Tiếp theo) Cuộc sống của nhiều người có thể sẽ thay đổi đáng kể nếu không có những sáng chế dưới đây.
Bóng đèn

Chiếc bóng đèn đã thay đổi cuộc sống bằng cách loại bỏ sự phụ thuộc của con người vào ánh sáng tự nhiên, giúp mọi người có thể làm việc hiệu quả vào bất cứ thời điểm nào, bất kể là ngày hay đêm. Một số nhà sáng chế đã có đặt những cột mốc đặc biệt trong quá trình phát triển công nghệ mang tính cách mạng này trong suốt những năm 1800; Thomas Edison được ghi nhận là nhà sáng chế nổi bật nhất vì ông đã tạo ra một hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh, bao gồm hệ thống phát điện, hệ thống dây điện cũng như bóng đèn dây tóc carbon vào năm 1879.
Sau đó, việc sử dụng điện ngày càng phổ biến tại các quốc gia phương Tây, phát minh này cũng có một hệ quả khá bất ngờ là thay đổi thói quen ngủ của mọi người. Thay vì đi ngủ sớm khi trời tối như trong quá khứ, hiện tại mọi người đã có thể thức lâu hơn để có thể có giấc ngủ trọn vẹn hơn.
Điện thoại
Có một số nhà sáng chế đã có những đóng góp nhất định trong việc phát triển công nghệ truyền dẫn giọng nói qua thiết bị điện tử – nhiều người trong số họ sau đó đã đệ đơn kiện sở hữu trí tuệ khi việc sử dụng điện thoại trở nên phổ biến, nhưng chính nhà sáng chế người Scotland – Alexander Graham Bell là người đầu tiên được trao bằng sáng chế cho chiếc điện thoại điện tử vào ngày 7 tháng 3 năm 1876. Ba ngày sau, Bell thực hiện cuộc gọi điện thoại đầu tiên cho trợ lý của mình.
Gia đình đã truyền cho Alexander nguồn cảm hứng chính để tạo nên thiết bị mang tính cách mạng này. Cha của ông là một thầy giáo dạy diễn thuyết và dạy nói cho người khiếm thính. Mẹ ông là một nhạc sĩ tài ba, bà bị mất thính lực khi về già và vợ ông bị điếc từ năm 5 tuổi. Sáng chế điện thoại của ông nhanh chóng trở nên phổ biến và đã cách mạng hóa hoạt động kinh doanh, truyền thông toàn cầu. Khi Bell qua đời vào ngày 2 tháng 8 năm 1922, tất cả các dịch vụ điện thoại ở Hoa Kỳ và Canada đã ngừng hoạt động trong một phút để vinh danh ông.
Động cơ đốt trong
Trong động cơ đốt trong, quá trình đốt cháy nhiên liệu giải phóng khí có nhiệt độ cao. Khí này sẽ nở ra và tác động lực mạnh lên pít-tông khiến cho pít-tông di chuyển. Theo đó, động cơ đốt trong có thể chuyển hóa năng sang cơ năng. Qua nhiều thập kỷ, được nhiều nhà khoa học đã thiết kế và phát triển, động cơ đốt trong gần như đã được hoàn thiện vào nửa sau của thế kỷ 19 và mở ra Thời đại Công nghiệp hóa, cũng như tạo điều kiện sáng chế vô số loại máy móc, bao gồm cả ô tô và máy bay hiện đại.
Hiện tại, động cơ đốt trong phổ biến nhất là động cơ 4 kỳ với chu kỳ động cơ có thể được mô tả như sau:
- Kỳ nạp — không khí và nhiên liệu hóa hơi được hút vào trong khoang chứa nhiên liệu.
- Kỳ nén — hơi nhiên liệu và không khí được nén và đốt cháy.
- Kỳ nổ — nhiên liệu được đốt cháy và pít-tông được đẩy xuống dưới, cung cấp năng lượng cho máy.
- Kỳ xả — khí thải được đẩy ra ngoài.
(Còn tiếp)