Tháng cuối năm 2022, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 tại Hà Nội.

Hội nghị Tổng Kết Công Tác Năm 2022 Và Triển Khai Nhiệm Vụ Năm 2023 vinh dự có sự tham gia của các đại biểu:

  • Đồng chí Nguyễn Hoàng Giang – Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN);
  • Đồng chí Trần Văn Nghĩa – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
  • Đồng chí Nguyễn Như Quỳnh – Chánh Thanh tra Bộ KH&CN;
  • Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính và đại diện Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ;
  • Đồng chí Đinh Hữu Phí – Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục SHTT;
  • Các Đồng chí Phó Cục trưởng Cục SHTT, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục, đại diện các tổ chức chính trị – xã hội và các cán bộ chủ chốt của Cục.

Toàn cảnh Hội nghị Tổng Kết Công Tác Năm 2022 Và Triển Khai Nhiệm Vụ Năm 2023.

Tổng kết công tác năm 2022

Theo báo cáo của Phó Cục trưởng Cục SHTT tại Hội nghị, trong năm 2022, mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam, Cục SHTT vẫn nỗ lực thúc đẩy hoạt động của mình trên hầu hết các phương diện. Con số thống kê chi tiết cho thấy rằng trong năm 2022, Cục SHTT đã:

  • Tiếp nhận được 78.480 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) (tăng 4% so với năm 2021);
  • Cấp 43.970 văn bằng bảo hộ SHCN (tăng 12,6% so với năm 2021);
  • Số lượng đơn liên quan đến văn bằng bảo hộ (VBBH) nộp vào Cục tăng 18%;
  • Kết quả xử lý các loại đơn sau cấp VBBH tăng 10% so với năm 2021.

Ngoài ra, năm 2022 cũng là một năm đáng chú ý đối với toàn hệ thống Luật SHTT Việt Nam nói riêng khi nước ta đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT (được hoàn thiện để trình Quốc hội khóa XV thông qua vào ngày 16/6/2022 và được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố vào ngày 28/6/2022 để chính thức có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2023)

Các thành tựu nổi bật khác của Cục SHTT Việt Nam trong năm 2022 bao gồm:

  • Triển khai Chiến lược SHTT quốc gia và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 giúp nâng cao vai trò, vị thế của hoạt động SHTT ở các Bộ, ngành và địa phương;  
  • Cục tiếp tục tham gia đàm phán nội dung SHTT trong các FTA;
  • Duy trì và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC, WIPO và các đối tác song phương;
  • Ký Thỏa thuận hợp tác về triển khai Chiến lược SHTT quốc gia với WIPO;
  • Tham gia triển khai các Dự án do WIPO bảo trợ như: Dự án Xây dựng Mạng lưới các Trung tâm Hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC), Dự án Xây dựng môi trường kiến tạo về SHTT (IP-HUB), Dự án Hỗ trợ các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ SHTT, Dự án Mạng lưới trực tuyến dành cho Doanh nghiệp khởi nghiệp (EON),…
  • Hoàn thành việc xây dựng và công bố Biểu trưng CDĐL quốc gia,…

Triển khai nhiệm vụ năm 2023

Dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song hệ thống SHTT tại Việt Nam trong năm 2022 còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập, không đảm bảo đầy đủ quyền lợi của các bên sở hữu quyền, đặc trưng ở hệ thống hành chính, xử lý, thẩm định đơn đăng ký, yêu cầu của các cơ quan đại diện,… vẫn còn chậm.

Qua đó, Cục SHTT đạt ra mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được trong năm 2023 bao gồm:

  • Tiếp tục hoàn thiện, trình Bộ trưởng Bộ KH&CN xem xét, phê duyệt Đề án Kiện toàn cơ cấu tổ chức và nhân lực của Cục và tổ chức triển khai Đề án sau khi được phê duyệt;
  • Tổ chức xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật;
  • Tiếp tục hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả Chiến lược SHTT quốc gia và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;
  • Triển khai các Kế hoạch xử lý đơn sáng chế, nhãn hiệu và khiếu nại;
  • Xây dựng và ban hành các Quy chế tiếp nhận, xử lý đơn SHCN; đẩy mạnh cải cách TTHC và xây dựng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực SHCN và đẩy mạnh các dự án đầu tư công của Cục.
  • Chủ động tham gia đàm phán và bảo đảm thi hành có hiệu quả nội dung SHTT trong các Hiệp thương mại quốc tế;
  • Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn lực quốc tế nhằm triển khai Luật SHTT, Chiến lược SHTT quốc gia và nâng cao năng lực của Hệ thống SHTT;
  • Tăng cường hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc bảo hộ quyền SHTT ở nước ngoài.

(Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam)