Liệu bạn có bao giờ thắc mắc về biện pháp nhanh nhất để thương hiệu của mình có thể trở nên nổi tiếng như các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường hiện tại? Rất đơn giản, nếu muốn nổi tiếng nhanh thì hãy bám vào các thương hiệu đã nổi tiếng ngoài kia. Nếu việc ‘bám’ thương hiệu này không thể được tạo nên bởi sự hợp tác thì ta luôn có thể cạnh tranh, ‘phốt’, thậm chí là quyết liệu đeo đuổi, cà khịa.

5 To Go là điển hình cho việc muốn trở nên nổi tiếng, hãy quyết liệt cà khịa thương hiệu đã nổi tiếng sẵn ngoài thị trường – Starbucks.

Gã khổng lồ Starbucks từ lâu đã là thương hiệu cà phê nổi tiếng toàn cầu. Hiểu được rằng nếu chỉ áp dụng các phương pháp thông thường thì sẽ khó thể nào vượt qua hay thậm chí là đến gần Starbucks, 5 To Go đã nghĩ ra cách cà khịa quyết liệt thông qua việc đặt các vị trí quảng cáo.

Thương hiệu cà phê 5 To Go đã trở thành đối thủ cạnh tranh chính của Starbucks ở Romania. Tuy nhiên, sự đối đầu của Starbucks và 5 To Go lại không ở trên chất lượng dịch vụ như hầu hết các cuộc đối đầu giữa các thương hiệu chung một loại sản phẩm, dịch vụ khác. Thay vào đó, họ chủ yếu cạnh tranh nhau qua các vị trí biển quảng cáo và bài đăng mạng xã hội.

5 To Go và Starbucks

5 To Go là quán cà phê do Radu Savopol và Lucian Badila thành lập năm 2015 tại Romania. Họ cung cấp tất cả đồ uống với mức giá cố định là 1,2 USD. Hiện thương hiệu này có 170 cơ sở trên khắp Romania và là chuỗi cà phê nhượng quyền thương mại được tiếp cận nhiều nhất tại đây.

Cách vươn lên khán đài thế giới – ‘Cà khịa’ thương hiệu nổi tiếng thế giới

Chiến dịch Marketing của 5 To Go đối với Starbucks diễn ra lần đầu vào năm 2007 khi Starbucks mở cửa hàng đầu tiên ở Romania. Mọi chuyện bắt đầu vào một ngày tháng 1, khi 5 To Go mở một quán cà phê gần Starbucks trên một con phố ở thủ đô Bucharest. Tại đó, Starbucks đã mở 3 địa điểm trong khi đây mới là cơ sở đầu tiên của 5 To Go.

Để cạnh tranh, 5 To Go dựng một bảng quảng cáo với nội dung: “More coffee, less bucks” kèm hashtag “# weareneighborsnow” và “# romanianbrands.” Tạm dịch thông điệp của họ là : “Nhiều cà phê hơn, ít tiền hơn (‘bucks’ cũng là đuôi của Starbucks, ám chỉ việc kêu gọi mọi người uống ít Starbucks hơn, đồng thời nó cũng mang ý nghĩa thông dụng là cà phê ở đây rẻ hơn Starbucks và số lượng, chất lượng tốt hơn).

Cuộc chiến diễn ra được hơn 2 tháng sau, Starbucks cho dựng bảng quảng cáo tại một khu vực lớn và đông dân của Bucharest. Ở khu vực này, Starbucks chưa có cửa hàng nào trong khi 5 To Go đã mở một cơ sở. Nội dung bảng quảng cáo của Starbucks là: “Tại Starbucks, mọi thứ hai, bạn có thể mua cà phê latte với giá 1,2 USD”. Sau vài tuần, 5 To Go đáp trả với bảng quảng cáo ngay bên dưới: “”# NOTJUSTMONDAY” (Không riêng thứ hai).

Về phần mình, Starbucks viết trên Facebook: “Vẫn như kế hoạch cũ. Trong thứ hai, cà phê latte giá 1,2 USD. Từ thứ ba đến Chủ nhật, chúng tôi có những loại cà phê ngon mà bạn yêu thích”. Hiển nhiên, Starbucks không có hàm ý là cà phê vào hôm thứ 2 có chất lượng kém hơn các hôm khác nên mới rẻ hơn, mà đây chỉ là một chương trình khuyến mãi đặc biệt vào ngày đầu tuần – khi mà mọi người khởi hành bắt đầu một tuần làm việc mới. Tuy nhiên, 5 To Go đã cố ý lợi dụng điểm này.

Cùng ngày, 5 To Go đăng một bức ảnh lên Facebook với lời nhắn: “Vẫn như kế hoạch cũ. Tại 5 To Go, chúng tôi có cà phê chất lượng từ thứ hai đến Chủ nhật”.