Mới đây, đại diện của WIPO, ông Andrew Ong, Vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương đã bình luận rằng Việt Nam là một câu chuyện thành công về phát triển kinh tế, được đưa tin tại Báo chính phủ, có tiềm năng và tính khởi nghiệp thành công cao.
Tại cuộc gặp mặt, đại diện WIPO đã có những trao đổi với đại diện Việt Nam về thành tựu kinh tế, đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng như đưa ra các khuyến nghị cho sự phát triển của quốc gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Liệt kê các thành tựu của Việt Nam trong 20 năm qua, ông Andrew Ong dẫn nhận định của OECD cho thấy Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, chủ yếu nhờ thúc đẩy xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI.
Trong đó, xuất khẩu những năm gần đây thường đạt tình trạng xuất siêu, là minh chứng rõ nhất cho thấy Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Tính đến hết tháng 5 năm 2023 thì Việt Nam cũng đã đạt được khoảng 9,8 tỉ USD xuất siêu trong 5 tháng đầu tiên, dự kiến khả năng lập kỉ lục mới về xuất siêu toàn năm.
Về vốn FDI, với ưu đãi thuế quan thấp, Việt Nam đã trở thành địa điểm đầu tư đáng quan tâm của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hàng đầu như Samsung của Hàn Quốc với tổng xuất khẩu của riêng doanh nghiệp này trị giá xấp xỉ ¼ tổng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam trong mọi lĩnh vực.
Tiếp đó, ông Andrew tiếp tục nêu ra các số liệu khác rằng trong hơn 40 năm kể từ năm 1980, từ một quốc gia chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực cơ bản giờ đã chuyển thành một quốc gia tiên phong đi đầu trong lĩnh vực công nghệ, điện tử trong khu vực.
Sự phát triển mạnh như vậy không thể không kể đến sự đóng góp của khối doanh nghiệp với số doanh nghiệp đăng ký mới tăng trưởng cao và số lượng công ty gazelle cũng tăng mạnh, tức các công ty có tăng trưởng cao, đã tăng doanh thu ít nhất 20% mỗi năm trong 4 năm trở lên (Đỉnh cao nhất là các công ty được mệnh danh là kỳ lân Unicorn).
Song hành với nỗ lực của khối doanh nghiệp là khối nhà nước Việt Nam đã thực sự cố gắng phát triển, cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh quốc gia trong những năm gần đây nhờ vào cải cách quy định và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Ông Andrew dự kiến rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi hoàn toàn từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và qua đó, sẽ trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.
Phát triển dựa trên tập trung vào sở hữu trí tuệ
Ở khía cạnh sở hữu trí tuệ, ông Andrew Ong cho rằng, lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã có những thay đổi và phát triển đáng kể tại Việt Nam. Nước này đã thiết lập một khung pháp lý phù hợp với các tiêu chuẩn và xu hướng phát triển quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, và cũng là thành viên của 12 Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) quản lý.
Ngoài ra, có 48 viện, trường đại học và doanh nghiệp tham gia vào Mạng lưới Trung tâm Hỗ trợ Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo (TISC) quốc gia tại Việt Nam, dự án này được phát triển từ WIPO. Ngày càng có sự quan tâm và tôn trọng từ phía người dân đối với quyền sở hữu trí tuệ, thể hiện qua việc tăng sử dụng các công cụ sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và các nhà sáng chế.
Ông Andrew Ong đã trích dẫn các con số để minh chứng cho sự phát triển này. Số lượng đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam đã tăng hơn 3 lần trong giai đoạn từ 2011 đến 2020 (từ 500 đơn năm 2011 lên 1.501 đơn năm 2020). Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu của người Việt Nam cũng tăng gấp đôi trong cùng khoảng thời gian (từ 22.357 đơn năm 2011 lên 47.246 đơn năm 2020). Đơn đăng ký kiểu dáng của người Việt Nam cũng tăng gần 30% so với cùng kỳ (từ 1.198 đơn năm 2011 lên 1.994 đơn năm 2020).
Theo chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (GII), Việt Nam đang xếp thứ 48 trong tổng số 132 nền kinh tế được xếp hạng. Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến việc sử dụng chỉ số GII. Việc tiếp cận và thực hiện chính sách đổi mới sáng tạo và GII của Chính phủ Việt Nam đã tạo ra những kết quả đáng chú ý, và hiện ta đang tập trung triển khai chỉ số Đổi mới Sáng tạo cấp tỉnh/địa phương.
(Theo thông tin từ Báo chính phủ)