Ngày 5-7-2021, Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp Giấy chứng nhận Đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm “Hình thức thể hiện trên bộ catalog giới thiệu về pháp phục Phật giáo Việt Nam”. Tuy nhiên, dẫu vậy, từ đó đến nay, xã hội vẫn ghi nhận nhiều trường hợp vi phạm bản quyền pháp phục, cụ thể là về tình trạng các thầy cúng, pháp sư vẫn đang sử dụng lễ phục, pháp phục Phật giáo dưới hình thức của quý Thầy, chư Tăng Ni,… trái phép.

Vào ngày 14/04/2021, sau ba lần tổ chức khảo cứu, tọa đàm, trưng cầu ý kiến và tổ chức hội thảo với tài liệu chi tiết về chuyên đề pháp phục, ba lần làm mẫu thử, trình hội đồng thẩm định, theo quyết định số 77/QĐ-HĐTS, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phê duyệt mẫu pháp phục Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, Hội đồng cũng chấp thuận việc đăng ký bản quyền tác giả cho pháp phục Phật giáo Việt Nam với chủ sở hữu là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tác giả là Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và người đại diện là Thượng tọa Thích Thọ Lạc.

Giấy chứng nhận Đăng ký quyền tác giả “Hình thức thể hiện trên bộ catalog giới thiệu về pháp phục Phật giáo Việt Nam

Mẫu pháp phục Phật giáo Việt Nam bao gồm: Pháp phục Phật giáo đặc biệt, pháp phục sử dụng trong nghi lễ quốc gia, các phụ kiện.

Tự ý sử dụng pháp phục là hành vi vi phạm pháp luật

Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước cần phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo giám sát, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm bản quyền pháp phục Phật giáo tại Việt Nam.

Theo đó, nếu cá nhân hay tập thể nào tự ý sử dụng các mẫu pháp phục của Tăng Ni trong việc sản xuất, hành lễ cúng đàn kỳ an, kì siêu trong các đàn lễ mang hình thức Phật giáo đều là hành vi vi phạm quyền tác giả và sẽ bị trừng trị theo pháp luật.

Căn cứ vào tính chất thực tế của từng sự việc vi phạm quyền tác giả mà các đối tượng sử dụng để lừa đảo tiền bạc của phật tử với mức độ và hành vi nghiêm trọng nhiều hay ít, các cơ quan chức năng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự hay phạt tiền các đối tượng giả danh Chư tôn đức Tăng ni để sử dụng pháp phục của Giáo hội Phật giáo trong việc cúng, hành lễ cho bá tánh như việc sử dụng trái phép:

  • Y vàng ngũ, thất, cửu điều;
  • Hậu vàng tay toang từ 40, 60 đến 90 cm;
  • Ca sa đàn;
  • Cà sa 25 điều của Hòa thượng, Thượng tọa;
  • Mũ Thất Phật;
  • Mũ Hiệp chưởng;
  • Mũ Tỳ lư;
  • Áo tràng nâu kẻ 2-3 vạch;
Vấn nạn vi phạm bản quyền pháp phục Phật giáo tại Việt Nam

Hiện nay, các thầy cung văn đạo tràng (thầy cúng) vẫn được phép hỗ trợ lễ kỳ an, kỳ siêu cho phật tử và nhân dân trong lễ phục áo nâu, áo the khăn xếp, cổ vắt.