Vào ngày 29/09, Tổng cục TDTT đã chính thức đề xuất tác phẩm sao la là mẫu linh vật cho SEA Games 31. Trước đó, tác phẩm này đã vấp phải nhiều ý kiến chê bai phản đối của cộng đồng mạng. Thậm chí, nó còn làm dậy nên làn sóng mạnh mẽ #redrawsaola – vẽ lại biểu tượng sao la trong CĐM. Trong bài này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lí do tại sao tác phẩm sao la lại được lựa chọn; và bản quyền tác phẩm do ai sở hữu.

C:\Users\MyPC\Downloads\0008614_sao la sua.jpg.jpeg
Hình ảnh linh vật Sao la được cho là thiếu tính thẩm mỹ. Ảnh: Tổng cục TDTT

Linh vật là gì và ý nghĩa của linh vật

Cuộc thi thiết kế logo và linh vật cho SEA Games 31 đã được phát động từ hơn 1 năm trước. Linh vật là biểu tượng vui, nhưng vui thôi chưa đủ. Tác phẩm dự thi còn phải đáp ứng một số điều kiện nữa BTC đưa ra: là một hoặc nhiều con vật của đất nước Việt Nam, được nhân cách hoá, có hình dáng vui nhộn; và phải bảo đảm tính thẩm mỹ, khoa học; dễ dàng sản xuất hàng loạt, làm hiện vật bằng vật liệu bông; cũng như vẽ cách điệu để phù hợp với từng môn thể thao tại Đại hội. Mẫu linh vật này sẽ được sử dụng trong tuyên truyền quảng bá sự kiện; làm quà tặng (cụ thể là thú nhồi bông) cho các VĐV trong Đại hội.

Ở những kỳ SEA Games đầu tiên, các quốc gia chủ nhà cũng chỉ thiết kế những logo rất đơn giản với hình ảnh 6 vòng tròn đan vào nhau. Logo sẽ thể hiện được thời gian và địa điểm tổ chức kỳ SEA Games. Nhưng kể từ năm 1985, cùng với những thay đổi mạnh mẽ trong các thiết kế logo, SEA Games đã có một linh vật cho mỗi kỳ để tượng trưng cho tính chất thể thao của kỳ đó; và những nét văn hóa đặc trưng của điểm đến đăng cai SEA Games.

Thông qua logo và linh vật, các quốc gia có cơ hội quảng bá hình ảnh nước mình tới các nước bạn trong khu vực và thế giới. Vì vậy, thiết kế linh vật và logo cho các kỳ SEA Games là một trong những mối quan tâm lớn nhất của nước chủ nhà. Việt Nam ta cũng không ngoại lệ.

Sao la là con gì ?

Bên cạnh những biểu tượng văn hóa của Việt Nam như trâu, bò, gà , hổ; hoặc con vật trừu tượng như rồng, phượng,… sao la nghe có vẻ khá xa lạ và mới mẻ. Sao la được phát hiện vào năm 1992. Đây là một trong những loài thú quý hiếm nhất thế giới. Hiện vẫn còn các cá thể sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (tức có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam). Vì lẽ đó, nó được coi là “báu vật” của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Ngoài ra, sao la còn được mệnh danh là “Kỳ lân Châu Á”.

Sao la là loài thú quý hiếm nhất thế giới được phát hiện tại Việt Nam năm 1992. Ảnh: vuonquocgiavuquang

Ý nghĩa của sao la

Như các bạn đã biết, họa sĩ Ngô Xuân Khôi chính là tác giả của biểu tượng vui sao la nói trên. Ông cho biết, sao la là một loài thú hiền lành, lại là một loài quý hiếm rất hiếm gặp. Thông qua mẫu biểu tượng Sao la có thể giúp cho bạn bè trong khu vực và quốc tế biết thêm những giá trị rất đặc biệt mà thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam. Để khi nói đến sao la, thế giới sẽ nghĩ ngay tới Việt Nam. Đây là một ý tưởng tuyệt vời và vô cùng ý nghĩa. Bên cạnh đó, cặp sừng của sao la có hình chữ ‘V”; – là biểu tượng cho V trong Victory (chiến thắng) và Việt Nam.

BTC cho rằng tác phẩm này đã đáp ứng đủ các tiêu chí thẩm mỹ, khoa học và ý nghĩa. CĐM cũng đồng ý với ý nghĩa của sao la. Nhưng còn về tạo hình dường như vẫn chưa thực sự thuyết phục cho lắm.

Bản quyền linh vật thuộc về ai?

Sau khi tác phẩm chính thức được chọn làm linh vật của SEA Games 31, BTC cuộc thi – tức Tổng cục TDTT, Ủy ban Olympic Việt Nam sẽ tiến hành đăng ký bản quyền cho tác phẩm đó. Khi đó, chủ sở hữu quyền tác giả và các quyền liên quan là Ủy ban Olympic Việt Nam. Tác giả sẽ được hưởng quyền nhân thân, bao gồm quyền đặt tên, đứng tên cho tác phẩm,.. quy định trong Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.

Ủy ban Olympic Việt Nam sở hữu quyền tác giả quy định trong Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, theo Luật và Điều lệ của Liên Đoàn Thể thao Đông Nam Á, các Uỷ ban Olympic quốc gia KHÔNG ĐƯỢC sử dụng biểu tượng và linh vật của mỗi kỳ SEA Games nhằm mục đích thương mại khi chưa có sự phê chuẩn chính thức bằng văn bản của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á; ngoại trừ mục đích sử dụng cho trang phục thi đấu.

Như vậy, mẫu linh vật SEA Games chỉ được sử dụng trong Đại hội và trong các hoạt động của Đại hội như: in ấn trong các văn bản chính thức của Đại hội, trên Panô, áp phích; tuyên truyền, tài trợ; và các hoạt động giao dịch trong nước và quốc tế. Ngoài ra, những hoạt động khác đặc biệt là liên quan đến mua bán, thương mại cần được sự chấp thuận của Hội đồng Thể thao Đông Nam Á.

Chờ đợi phê duyệt từ BTC

Theo quy định trong Điều lệ Liên Đoàn Thể thao Đông Nam Á, quốc gia chủ nhà phải công bố linh vật, logo, khẩu hiệu của SEA Games ít nhất 2 năm trước ngày diễn ra Lễ Khai mạc. Hiện nay, chỉ còn 13 tháng nữa sẽ diễn ra Đại hội. Nhưng Tổng cục TDTT chỉ vừa mới đề nghị mẫu logo, linh vật và hiện đang chờ BTC SEA Games 31 phê duyệt. Còn bài hát và khẩu hiệu của SEA Games, có lẽ chúng ta vẫn phải chờ một thời gian nữa.

– Rùa –