Nhắc tới những nhà sản xuất linh kiện điện tử lớn, Nvidia không bao giờ vắng bóng. Rất nhiều gã khổng lồ công nghệ như Samsung, Qualcomm và thậm chí là Apple từng phải phụ thuộc vào công nghệ của Nvidia. Thế nhưng, tính từ 2013, Apple bỗng nhiên “đối thuyền” sang “chung mâm” với AMD – đối thủ lớn nhất của Nvidia.

Sơ qua về quan hệ của Apple và Nvidia
Đây từng là một mối quan hệ song phương có lợi và bền chặt của cả hai bên. Những ngày đầu bước chân vào ngành sản xuất máy tính, Apple sử dụng các vi xử lý của Nvidia phần nhiều. Các thiết bị như MacBook, máy tính Mac, MacPro,… đều mang trong mình “dòng máu” của Nvidia. Những thiết bị do Nvidia cung cấp đều có hiệu năng cao, có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu và thu hút nhiều đối tượng sử dụng. Những chiếc máy tính của Apple đời đầu có thể “cân” được hàng loạt các tác vụ. Chẳng hạn như thiết kế đồ họa, xử lý hình ảnh, tổng hợp, chỉnh sửa video, thậm chí là chơi điện tử mức trung bình,…
Nhưng từ năm 2013 trở lại đây, Apple không còn đem theo dòng máu xanh lá trong mỗi lần ra mắt sản phẩm. Thay vào đó, Apple “thay máu”, đổi sang “nhà đỏ” AMD – đối thủ đáng gớm nhất của Nvidia.
Đại chiến làng Nvidia và AMD
Đấu đá và cạnh tranh giữa các nhà công nghệ cũng chả còn lạ lẫm gì với người tiêu dùng. Nhưng những cuộc “ghẹ” nhau của mấy người nổi tiếng thì ai chả thích hóng. Trong giới linh kiện điện tử, thì cuộc chiến của Nvidia và AMD có thể được coi là đại chiến linh kiện “khủng” nhất.
Không ngừng ganh đua trong việc mau chóng ra mẫu sản phẩm mới hơn, có phân khúc cao hơn để tranh giành thị phần. Tuy nhiên, chính sách bán hàng của hai công ty lại tương đối cách biệt. Đa phần các sản phẩm AMD nay được đánh giá là có tầm giá phù hợp với hiệu năng hơn. Trong khi đó Nvidia lại có mức giá tương đối cao so với các sản phẩm AMD cùng phân khúc dù Nvidia chưa thực sự có nhiều sức cách biệt trong hiệu năng.
Vẫn biết có “câu tiền nào của nấy”, AMD rẻ thì hiển nhiên sẽ thua kém hiệu năng. Thực ra đó chính là quá khứ không mấy sáng sủa mà AMD từng phải bước qua. Các sản phẩm của AMD trước đây thường có hiệu năng không ổn định, mà lại tiêu hao quá nhiều năng lượng.
Nhưng dạo gần đây, AMD đã tiến bước nhiều so về chất lượng. Không những vậy, hãng vẫn luôn giữ mức giá sản phẩm thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng phân khúc của Nvidia. Đó là lí do mà nhiều người dần chuộng AMD hơn.
Bước cờ “lỡ lầm” của nhà xanh
Năm 2013, Nvidia “bứt phá” thâm nhập vào thị trường vi xử lý đồ họa cho các thiết bị di dộng. Quả thức, chiến công này của hãng phải gọi là đáng nể phục. Lý do là, lúc bấy giờ, Qualcomm và Samsung đang có những bước đi rất vững chãi trong thị trường di động. Ngay cả đến Intel cũng gặp rất nhiều trắc trở khi dấn thân vào cạnh tranh với hai hãng trên. Thế mà Nvidia lại làm được.
Nvidia mau chóng đưa kiến trúc vi xử lý của mình đăng ký sáng chế. Và nhờ vào đó, hãng “thoải mái” đem lại thế cuả mình rao bán. Trong tầm ngắm kinh doanh đó bao gồm Samsung, Apple, Qualcomm và hàng loạt công ty khác. Tuy nhiên, cái giá mà Nvidia rao bán sáng chế lại hơi “vượt nóc” so với mức giá mà các hãng mong đợi.
Một vấn đề “khó chịu” chính là cái sáng chế này gần như đều có trong mọi GPU. Điều đó có nghĩa hàng loạt các công ty điện tử di động đều sẽ cần sáng chế của Nvidia. Nhân cái “cớ” đó, Nvidia đe dọa sẽ khởi tố nếu như các công ty không tuân theo các điều khoản mà Nvidia đề ra.
Samsung và Qualcomm lần lượt ngả mũ trước “nhà xanh”. Nhưng khi áp dụng với Apple, Apple lại không ưng ý với các điều khoản, hoặc là do cái giá mà Nvidia đề ra. Và chính bước đi này, Nvidia mất đi một đối tác lớn.
Đổi màu cánh, đổi chiến tuyến

Động thái của Apple có lẽ nằm ngoài sức tưởng tượng của Nvidia. Nvidia có lẽ đã cho rằng chính sách bán hàng vốn tập trung vào phân khúc thị trường cao. Vì vậy công ty cho rằng cái giá mà Nvidia yêu cầu Apple là không hề to lớn. Thực tế, Nvidia “chỉ yêu cầu có “1% doanh số bán hàng trung bình thường niên của Apple; tức khoảng 1.5 tới 2 tỷ USD lúc bấy giờ. Chuyện cỏn con ấy mà!
Song miếng lời bị xẻ thì dù nhiều hay ít đều là miếng lời hụt. Apple quyết định rằng Nvidia không còn là đối tác phù hợp với tầm nhìn của mình. Khoong những là về vấn đề tiền bạc, mà còn một vấn đề khác liên quan tới kỹ thuật. Tuy Nvidia có hiệu năng nhình hơn AMD, song lượng năng lượng nó cần phải tiêu thụ trong máy tính thường cao. Như vậy nó có thể chiếm nhiều điện năng của vi xử lý CPU và các linh kiện khác. Trong khi đó, AMD tuy có thụt lùi về khả năng xử lý, lại tiêu thụ điện năng ít hơn Nvidia lúc bấy giờ. Chưa kể, các vi xử lý từ AMD cho phép Apple có thể tùy chỉnh tùy theo nhu cầu của hãng.
Giá rẻ hơn, phù hợp với nhu cầu hơn chính là lợi thế của AMD. Khi Apple “chia tay” với Nvidia, tất nhiên đối thủ AMD lại được có cơ hội chiếm lấy “quả táo” này.
Tạm kết
Sáng chế và bảo hộ sáng chế là một hệ thống được lập ra để có thể giúp cho nhà phát minh được công nhận. Nhờ vào đó, họ có thể phát triển các hình thức kinh doanh của mình dựa vào đây. Nvidia đã có một bước tiến lớn về công nghệ. Nhưng lại quá lạm dụng vào cái “tiên phong” đó để kiếm lời từ đối tác và đối thủ. Bước đi này của Nvidia tuy là hợp pháp, nhưng lại dễ gây ảnh hưởng tới quan hệ song phương. Hậu quả cho các bước “quá xa” như này chính là sự chia ly của nhà táo và nhà xanh.
-Iron Castle-