Các thương hiệu thời trang lớn đang tìm cách duy trì vị trí đứng đầu trong chuỗi bán lẻ dưới sự phát triển của thương mại điện tử, khi mà người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào thị trường này. Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã khiến các thương hiệu mất đi sự độc quyền vốn có đối với việc phân phối sản phẩm.
Đối mặt sự gia tăng của các đối thủ cạnh tranh mới, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, những gã khổng lồ thời trang đang nỗ lực kiểm soát và ngăn chặn việc các sản phẩm của họ được bán lại với giá thấp trên các trang web, hoặc được phân phối rộng rãi hơn cùng với các mặt hàng bình dân thông qua các trang web như Amazon. Điều này dẫn đến hàng loạt các vụ kiện, khi mà các thương hiệu không còn có thể kiểm soát cách thức, nơi bán và mức giá bán sản phẩm của họ.
Dưới đây là một số vụ kiện về lĩnh vực thời trang đáng chú ý nhất năm 2020.
1. Costco và Tiffany & Co.
Tiffany & Co. đệ đơn kiện Costco lần đầu tiên vào ngày 14 tháng 2 năm 2013; cáo buộc Costco vi phạm nhãn hiệu, sản xuất và buôn bán hàng giả. Đồng thời, đòi bồi thường hàng chục triệu đô la Mỹ. Theo đơn khiếu nại của Tiffany, Costco (thương hiệu có trụ sở chính tại Washington) đã bán những chiếc nhẫn đính hôn sử dụng tên “Tiffany” cho hàng nghìn nhân viên Costco – những người cho rằng đây là sản phẩm của Tiffany. Một số chiếc nhẫn có giá lên tới 6.000 đô la Mỹ. Costco đã từ chối trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, sản xuất hàng giả; khẳng định việc sử dụng hợp pháp; đồng thời tìm cách làm cho nhãn hiệu “Tiffany” đã đăng ký liên bang của Tiffany & Co. bị vô hiệu trên cơ sở nó là chung chung.
Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ đã đứng về phía Tiffany & Co. trong cuộc chiến pháp lý kéo dài nhiều năm giữa Costco và Tiffany & Co. Ngày 17/8/2020, Tòa án đã đưa ra phán quyết cuối cùng, yêu cầu Costco phải chi trả phí 21 triệu đô la Mỹ.
2. Valentino kiện Mario Valentino
“Mario Valentino chính là VALENTINO thật.” Đó là những gì mà thương hiệu phụ kiện Ý khẳng định trong vụ kiện giữa nó với thương hiệu Valentino S.p.A (“Valentino”) lớn hơn và nổi tiếng hơn. Trong hơn một năm nay, hai Valentino đã tranh cãi qua lại trong một cuộc chiến pháp lý. Cuộc chiến này bắt đầu khi Valentino đệ đơn kiện, cho rằng Mario Valentino đang vi phạm trắng trợn thỏa thuận đồng tồn tại mà hai thương hiệu đã ký vào năm 1979. Thỏa thuận này nhằm nỗ lực để tránh những rắc rối pháp lý bắt nguồn từ tên gần giống nhau và các dịch vụ tương tự của họ.
Thỏa thuận pháp lý giữa Valentino và Valentino??
Theo thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý, Mario Valentino có thể sử dụng tên “Valentino” trên đồ da, chẳng hạn như túi xách (giả sử nó bao gồm tên đầy đủ “Mario Valentino” ở bên trong sản phẩm). Do đó, Valentino thiếu năng lực pháp lý để sử dụng tên “Valentino” trên một số dòng sản phẩm quan trọng nhất của mình, trong khi thương hiệu rõ ràng là lớn mạnh hơn trong cuộc tranh giành đang diễn ra.
Mặc dù điều này đã không ngăn được Valentino xây dựng một doanh nghiệp lớn từ đồ da và giày dép, nhưng thương hiệu này không được phép chỉ sử dụng tên “Valentino” (tức là không có “Garavani” hoặc “Couture” đi kèm) cho một số danh mục hàng hóa có ý nghĩa quan trọng đối với giá trị của chính thương hiệu. Phần lớn giá trị của một công ty thời trang về bản chất gắn liền với thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, đây có thể là một trận chiến có tỷ lệ cược lớn.
Lập luận của Mario Valentino trong vụ kiện
Trong diễn biến mới nhất của vụ việc, Mario Valentino lập luận rằng Valentino (thuộc sở hữu của Mayhoola for Investments) đang sử dụng vị thế tài chính vượt trội của mình để thực hiện các vụ kiện tụng kéo dài, tốn kém để nghiền nát Mario Valentino. Bởi các đăng ký nhãn hiệu cấp cao cho nhãn hiệu Mario Valentino đã gây ra trở ngại cho sự phát triển của Valentino trên thị trường túi xách da.
3. Vụ kiện giữa Nike và Warren Lotas
Nguyên nhân vụ kiện
Tháng 10/2020, Nike đã đệ đơn kiện Warren Lotas, ngay sau khi thương hiệu thời trang dạo phố này thu hút sự chú ý bằng cách tiết lộ rằng họ đã hợp tác với Jeff Staple – người cộng tác nổi tiếng của Nike. Năm 2005, Staple đã hợp tác với Nike để phát hành SB Dunk Low Pigeon với số lượng cực giới hạn chỉ 150 đôi. Đây là mẫu giày khiến giới hâm mộ sneakers phải “điên cuồng”. Mang dáng vẻ Dunk cổ điển này của Nike, và được trang trí bằng một phiên bản cách điệu của dấu ngoặc kép làm từ titan của Beaverton ở bên cạnh, Giày Staple Pigeon x Warren Lotas Reinterpreted OG của Warren Lotas có giá 300 USD nhanh chóng dẫn đến một vụ kiện tụng.
Các sản phẩm vi phạm của Warren Lotas
Bên cạnh mẫu giày Pigeon hợp tác với Staple, Warren Lotas cũng có những mẫu thiết kế trông rất giống với thiết kế của Nike, bao gồm Warren Lotas Freddy Broccolini Chanclas, Warren Lotas Toxic Green, và Warren Lotas Jason Voorhees Dunk Low. Nike đã đưa ra các khiếu nại về việc Warren Lotas vi phạm nhãn hiệu và làm giảm giá trị thương hiệu, khẳng định các sản phẩm trên của Warren Lotas là hàng nhái.
Vụ kiện của Nike “hot” ngay sau khi nộp đơn. Gã khổng lồ thể thao này đang cố gắng ngăn chặn Lotas dừng sản xuất và phân phối bất kỳ đôi giày thể thao vi phạm nào. Lotas đã đáp lại bằng những tuyên bố của riêng mình trước luật sư cho Beaverton. Nike – gã khổng lồ thời trang thể thao có trụ sở tại Oregon và Warren Lotas – thương hiệu thời trang dạo phố có trụ sở tại Los Angeles đã nói với tòa án trong tháng này rằng họ đã tham gia một thỏa thuận dàn xếp bí mật nhằm đưa ra giải pháp cuối cùng cho tranh chấp này.
Còn tiếp…
– Rùa –