Từ những sản phẩm thời trang cao cấp đến những bộ trang phục thường ngày thông dụng nhất, ngành công nghiệp thời trang mà chúng ta biết ngày nay sẽ rất khác biệt nếu không có những chiếc quần jean.

Quần jean được “sáng chế” từ thời điểm nào?

Mặc dù đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời, nhưng có thể nói rằng: “Ngày sinh” của những chiếc quần jean không phải là ngày 20 tháng 5 năm 1873 như thương hiệu thời trang Levi đã tuyên bố, cho dù thương hiệu này đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử của ngành thời trang.

Trên thực tế, nguồn gốc của những chiếc quần bò không thể được xác định ở một địa điểm hoặc một thời điểm cố định. Mặc dù vậy, vẫn có một vài cột mốc quan trọng dưới đây:

  • Vào thế kỉ 15, khi thành phố Genoa của Ý vẫn đang là một thị quốc độc lập, những chiếc quần cho người lao động được làm bằng chất liệu vải giống với buồm thuyền đã xuất hiện. Tên tiếng pháp của Genoa hay “Gênes” được cho là nguồn gốc của từ jeans.
  • Loại vải chéo cứng được sử dụng cho các sản phẩm may mặc của Ý trên có nguồn gốc từ vùng Nîmes, Pháp. Chúng được gọi là “serge de Nîmes”; loại vải này đã được phát triển thành vải “denim” hiện đại.
  • Ở Dungri, Ấn Độ, người lao động đã mặc những chiếc quần làm bằng một loại vải cứng được nhuộm màu xanh chàm vào thế kỷ 17. Sau đó, từ “dungarees” (một cách nói thông tục trong tiếng Anh dành cho quần jean và nhiều loại quần khác) đã trở nên phổ biến trong nửa đầu thế kỷ 20.

Việc một loại quần áo phổ biến trên toàn thế giới có nguồn gốc từ một số nền văn hóa khác nhau là khá hợp lý.

Với chất liệu có độ bền cao và kiểu dáng vừa vặn, thoải mái, những chiếc quần bò đã dễ dàng trở thành lựa chọn quan trọng cho những chàng cao bồi, những người liên tục dành nhiều giờ trên lưng ngựa, chăn nuôi gia súc ở miền Tây khắc nghiệt của nước Mỹ. Nhờ tính thiết thực của chúng, quần jean đã trở thành một biểu tượng của phong cách cao bồi.

Thuốc nhuộm chàm đã được sử dụng cho những chiếc quần bò đầu tiên (và nhiều loại quần jean denim ở hiện tại). Cây tràm đã được trồng ở Peru từ khoảng 6.000 năm trước. Đây được coi là mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ cổ đại, được săn đón tại đế chế La Mã và nhiều quốc gia cổ đại khác. Các thương nhân Hy Lạp, Ba Tư và Levantine đã xuất khẩu và tính phí rất cao cho mặt hàng quý giá này.

Hoạt động sản xuất chàm đã phát triển mạnh mẽ khi Anh xâm chiếm Ấn Độ cùng với sự gia tăng của hoạt động buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Được đưa đến Nam Carolina vào giữa thế kỷ 18 bởi chủ nô lệ Eliza Lucas, cây tràm nhanh chóng trở thành một loại cây trồng mang lại lợi nhuận cao cho Hoa Kỳ khi các đồn điền nô lệ được mở rộng. Đến cuối thế kỉ 19, những đồn điền trồng cây chàm do người Anh kiểm soát đã trở thành nguồn cung cấp thuốc nhuộm lớn nhất. Theo thời gian, việc sản xuất thuốc nhuộm chàm bằng phương pháp tổng hợp đã dần thay thế hoạt động trồng trọt.

Từ thợ tán đinh đến doanh nhân: Jacob Davis và Levi Strauss

Quần jean denim khá giống với quần jean hiện đại và là trang phục phổ biến của người lao động ở nhiều nơi trên thế giới trong suốt đầu và giữa thế kỷ 19. Mặc dù vậy, chúng lại thiếu đi độ bền mà ngày nay chúng ta coi là điều hiển nhiên đối với những chiếc quần jean. Đây là thời điểm những người nắm giữ bằng sáng chế tại Hoa Kỳ số 139121A là Jacob Davis và Levi Strauss bắt đầu câu chuyện của mình.

Sinh ra ở Latvia, Davis là một thợ may ở Reno, Nevada trong khi Strauss, một người Đức nhập cư và đã trở thành một thương gia buôn bán đồ khô thành công ở San Francisco. Một số người cho rằng một công ty khai thác đã thuê Davis tạo ra những chiếc quần bền hơn; những người khác lại cho rằng vợ của một người lao động đã yêu cầu ông đích thân thiết kế nên chiếc quần đó. Dù bằng cách nào, Davis đã có một ý tưởng mang tính cách mạng là khâu đinh tán kim loại vào những điểm chịu nhiều áp lực nhất của chiếc quần, chẳng hạn như túi (đơn) phía trước bên phải. Ông đã liên hệ với Strauss để cung cấp vải denim, Strauss sau đó nhận ra tiềm năng trên thị trường của những chiếc quần với đinh tán và cả hai đã thành lập một doanh nghiệp (do đó Strauss đã trở thành người sở hữu sáng chế).

Mặc dù không chiếm được toàn bộ thị trường, công ty Levi Strauss and Co. đã giữ một vị trí vững chắc trong ngành công nghiệp quần jean denim qua nhiều thế hệ. Thành công này phần lớn được tạo nên bời bản sắc thương hiệu và chiến lược bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả.

Nhờ có bằng sáng chế đó, Levi Strauss and Co. đã thành công độc chiếm vị trí đứng đầu trong hàng thập kỷ. Sản phẩm của công ty vẫn tiếp tục nổi tiếng kể cả sau khi bằng sáng chế của họ hết hạn vào năm 1980 và sự nổi lên của nhiều đối thủ cạnh tranh. Ngày nay, cụm từ “Levi” có ý nghĩa tương đồng với từ “jean” vì công ty đã củng cố thương hiệu của mình với hàng nghìn nhãn hiệu. Biểu tượng tab màu đỏ gần túi sau bên phải được giới thiệu vào năm 1936 đã là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất trong số những nhãn hiệu trên.

Năm 1891, W.L. Judson đã sáng chế ra chiếc khóa zipper (cho giày) và nhận được bằng sáng chế vào năm 1893. Khoảng 20 năm sau, nhà phát minh người Mỹ gốc Thụy Điển Gideon Sundback cũng đã có được bằng sáng chế cho chiếc khóa kéo rất giống với những chiếc khóa kéo ngày nay.

Ngoài giày và một số loại áo khoác, khóa zipper được dùng chủ yếu cho các loại cặp và các phụ kiện thời trang từ rất sớm. Chúng chỉ thực sự được sử dụng phổ biến cho quần áo ở khoảng giữa những năm 1930. Quần bò nữ là một trong những thiết kế đầu tiên được sử dụng sản phẩm mới này (chúng được coi là tiết kiệm hơn so với khuy cài). Nhưng mãi cho đến những năm 1970, Levi’s mới sử dụng rộng rãi khóa zipper cho những chiếc quần jean của mình.

Vào năm 1925, Công ty B.F. Goodrich đã đăng ký “zippers” làm nhãn hiệu. Nhưng ngoài tranh chấp pháp lý vào năm 1931, công ty này không thực sự quan tâm đến SHTT khi hoạt động kinh doanh của công ty chuyển sang sản phẩm khác (cụ thể là lốp xe).

Khóa Zipper là những người hùng thầm lặng với tính thời trang và sự tiện lợi. Những chiếc răng kim loại nhỏ bé này đã định hình lại thế giới thời trang denim và hơn thế nữa. Với độ đàn hồi đáng kinh ngạc, chúng có thể giữ an toàn cho quần áo cho dù người mặc có di chuyển nhiều thế nào mỗi ngày.

Mặc dù Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố một số đơn đăng ký liên quan đến “zippers”, nhưng không có bất kỳ sản phẩm nào liên quan đến những chiếc khóa zipper trong quần áo. Ngày nay, nỗ lực đăng ký từ “zippers” cho mục đích đó có thể sẽ bị bác bỏ vì thiếu tính khác biệt, với lý do sáng chế này hiện thậm chí còn phổ biến hơn cả quần jean.

Được yêu mến qua nhiều thế hệ và các nền văn hóa

Những chiếc quần bò đắt nhất trên thị trường ngày nay được sản xuất bởi những thương hiệu xa xỉ, đặc biệt là những thương hiệu từ châu Âu như Louis Vuitton, Balenciaga, Prada… Nhưng hoạt động sản xuất quần jean của Levi’s đã đặt Hoa Kỳ vào tâm điểm văn hóa đại chúng liên quan đến những chiếc quần jean.

Nguồn gốc của chiếc quần này là quần áo của tầng lớp lao động tại các mỏ khai khoáng và trang trại. Chúng liên tục được hiện diện trong các bộ phim lý tưởng hóa việc theo đuổi Giấc mơ Mỹ. Những chiếc quần này cũng rất quan trọng đối với các diễn viên và bộ phim với chủ đề nổi loạn (như Marlon Brando trong “The Wild One” và James Dean trong “Rebel Without a Cause”).

Với phong cách hippie của quần jean vào những năm 1960, mỗi thế hệ kế tiếp đều tìm ra những lý do mới để sử dụng sản phẩm này. Những người đã mặc chúng cũng chẳng có lý do gì để dừng lại. Đây chính là minh chứng cho một sản phẩm vượt thời gian và tác động to lớn của quyền sở hữu trí tuệ.