Lê Hàn Quốc rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay bởi quả tròn, ngọt, giòn có tác dụng trị ho, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp nhiều dưỡng chất đáng quý cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì ham rẻ, nhiều nhà nhập khẩu và phân phối đã lừa bán cho người tiêu dùng “lê Tàu đội lốt lê Hàn”.
Ngoài những loại trái cây có xuất xứ từ Mỹ, Australia hay Nhật Bản… các loại trái cây của Hàn Quốc như Cherry, nho, hồng giòn và đặc biệt là lê cũng được rất nhiều các bà nội chợ săn đón vì mẫu mã và chất lượng đã được khẳng định từ lâu.
Nhu cầu lớn nên lê Hàn Quốc đã sớm góp mặt trên thị trường tại các chợ đầu mối, cửa hàng hoa quả nhập khẩu và siêu thị tại Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng chính là cơ hội để một lượng không nhỏ những quả lê có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng trà trộn vào các gian hàng chính hãng ở nước ta.
Lê “nhái” Hàn Quốc tràn lan khiến người tiêu dùng không phân biệt được
Qua khảo sát tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), hiện nay có 2 loại lê Hàn Quốc đang được bày bán trên thị trường. Loại thứ nhất được trồng ở Hàn Quốc, loại thứ 2 không phải là giống lê Hàn Quốc và được trồng ở Trung Quốc. Hai loại lê này có mẫu mã gần như giống hệt nhau, rất khó để người tiêu dùng phân biệt, và thậm chí với những mối buôn ít kinh nghiệm cũng chưa chắc đã có thể nhận ra.
Trên thực tế, giống lê Hàn Quốc được trồng khá nhiều ở Trung Quốc, đến lúc thu hoạch, các nhà sản xuất Trung Quốc đóng thùng lê theo kiểu dáng rất giống với kiểu dáng thùng lê Hàn Quốc và ở dưới ghi dòng chữ “Made in China” rất nhỏ. Đặc biệt, khi đưa ra thị trường, họ chỉ ghi lê Hàn Quốc chứ không ghi lê Hàn Quốc được trồng tại Trung Quốc, khiến rất nhiều người tiêu dùng nhầm lẫn.

Do cùng một giống nên mẫu mã của chúng giống hệt nhau. Tuy nhiên, lê nâu trồng ở Hàn Quốc có giá đắt hơn nhiều lần loại trồng ở Trung Quốc. Từ đây mà những quả lê Trung Quốc được rao bán tràn lan, từ các cửa hàng bình dân, cho tới hệ thống các cửa hàng online, kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội cá nhân, với mức giá có thể khiến nhiều người tiêu dùng vì ham rẻ mà đã lựa chọn phải những sản phẩm không được kiểm định về chất lượng, đa số những người bán này cũng chẳng ngần ngại tuyên bố chắc nịch rằng đây là lê Hàn Quốc chính hãng, nhưng đến khi kiểm tra về tem nhãn, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc thì mới nhận ra những sản phẩm này đều bị làm giả bao bì.
Theo ông Ko Sang Go, đại diện cho các DN Hàn Quốc tới Hà Nội tham gia hội chợ ẩm thực Hàn Quốc khuyến cáo, tại thị trường Việt Nam đang xuất hiện loại lê Trung Quốc “đội lốt” lê Hàn Quốc khiến người tiêu dùng nhầm lẫn.
Những loại hoa quả Trung Quốc có sự nhập nhèm, thiếu minh bạch về xuất xứ cũng luôn là nỗi lo thường trực của người tiêu dùng về việc lạm dụng hóa chất bảo quản hoặc còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng. Trong khi đó, hãng Lê Hàn Quốc, với thương hiệu Evergood vốn rất giàu vitamin A, C, D, E và pectin (chất giúp làm tăng độ xốp và men vi sinh giúp hệ tiêu hóa ổn định) thì lê Trung Quốc không chỉ là câu chuyện về sự thua kém trong giá trị dinh dưỡng.